TP.HCM: Ban Văn hóa Trung ương triển lãm lan tỏa rất thành công đề án Pháp phục

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 06/5/2025, tại khu triển lãm Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, sự kiện đã chính thức khai mạc trong không khí trang nghiêm, trọng thể và thấm đượm tinh thần đoàn kết, hòa bình của Phật giáo toàn cầu.

Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chính thức công bố và triển khai bốn đề án trọng điểm nhằm lan tỏa sâu rộng giá trị văn hóa Phật giáo trong kỷ nguyên hội nhập và phát triển bền vững. Bốn đề án bao gồm: Chuẩn hóa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Bảo tồn và phát huy ngôn ngữ Phật học; Số hóa di sản văn hóa Phật giáo; Xây dựng không gian văn hóa Phật giáo tại các trung tâm đô thị.

Đặc biệt, trong việc chuẩn hóa pháp phục Phật giáo Việt Nam: Mục tiêu là thống nhất hình thức pháp phục theo truyền thống văn hóa Phật giáo Việt, đảm bảo sự trang nghiêm, giản dị nhưng vẫn gần gũi. Đây không chỉ là biểu tượng tu tập mà còn là một phần bản sắc văn hóa, thể hiện sự hòa hợp giữa đạo pháp và dân tộc.

Hòa thượng Thích Thọ Lạc – Trưởng Ban Văn hóa Trung ương đã đưa ra định hướng chung: Xây dựng, phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Cụ thể:

  • Thứ nhất, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các giá trị có ý nghĩa định hướng cho phát triển bền vững. Chỉ bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp, phù hợp, đồng thời loại bỏ những yếu tố phản văn hóa, không đúng, lệch chuẩn, làm suy giảm giá trị vốn có của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

  • Thứ hai, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Việt Nam phải song hành với việc sáng tạo những giá trị văn hóa mới.

  • Thứ ba, việc phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam phải đồng thời với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Riêng đối với pháp phục hiện nay tại Việt Nam, pháp phục của Tăng Ni, Phật tử đa dạng theo hệ phái, vùng miền, kiểu dáng: bao gồm cả pháp phục truyền thống của Phật giáo Việt Nam và loại nhập từ Trung Quốc, Đài Loan đối với Bắc tông; từ Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan đối với Nam tông; Khất sĩ thì thường tự chế theo dạng y bách lạp. Màu sắc phong phú trong các tông: vàng, nâu, lam, trắng tùy theo hệ phái.

Để thống nhất và lan tỏa rộng rãi đến Tăng Ni – Phật tử trong và ngoài nước, Ban Văn hóa Trung ương, nhân dịp Đại lễ Vesak 2025, đã tổ chức triển lãm pháp phục, thu hút rất nhiều sự quan tâm của chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử trong nước cũng như quốc tế.

Một số vị Tăng quốc tế đã xin phép mặc luôn pháp phục Việt Nam để tham dự hội thảo, trong đó có Sư thầy đến từ Hàn Quốc – Dhammadipapa Bila, người đã thay đổi pháp phục để dự hội nghị tại hội trường chính. Nhiều vị Sư khác cũng hoan hỷ, bày tỏ sự trân trọng và tán thán nét đặc trưng của pháp phục Việt Nam.

Dưới sự hướng dẫn của các thành viên trực triển lãm như: ĐĐ. Thích Minh Chiếu, ĐĐ. Thích Tịnh Quang, ĐĐ. Thích Tường Minh, NS. Thích Nữ Minh Từ, NS. Giác Ân, SC. Tường Nghiêm, SC. Liên Thảo, SC. Minh Phước, cùng sự phiên dịch nhiệt tình của ĐĐ. Thích Trung Định – Ủy viên Thường trực Ban Văn hóa Trung ương, và quý Sư cô như An Phụng, Sư cô Thiên Hải…, nhiều vị khách quốc tế đã hiểu rõ hơn về pháp phục và xin thông tin để đặt may cho mình cũng như cho Tăng Ni, Phật tử tại trú xứ.

Liên Thảo

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

Đồng Nai: Hơn 250 Thanh Thiếu nhi Phật tử tham gia Ngày hội “Gieo mầm Giác ngộ” hướng tới Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2025

PSO - Ngày 04/5/2025, Ban Hướng dẫn Phật tử huyện Long Thành phối hợp chùa Tam Bảo (xã Phước Thái, huyện Long Thành) đã tổ chức Ngày hội “Gieo mầm Giác ngộ” năm 2025 dành cho hơn 250 em Thanh Thiếu nhi Phật tử đang sinh hoạt tại các Gia đình Phật tử Khánh Long, Long Quang, Thanh Trì và Câu lạc bộ Thanh thiếu nhi Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online