14/07/2025 10:34

Ngôi cổ tự lưu giữ nhiều báu vật trong quần thể di sản thế giới mới ở Bắc Ninh

Chùa Vĩnh Nghiêm - ngôi “đại danh lam cổ tự” nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh, là một phần trong quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới.

Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La tọa lạc ở vị trí đắc địa - phía trước là nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương (gọi là ngã ba Phượng Nhãn). Chùa nhìn ra ngã ba sông, phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý, cửa ngõ ra vào núi Yên Tử, phía sau chùa là núi Cô Tiên, thuộc phường Tân An, tỉnh Bắc Ninh (trước kia là xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).

Ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 1ha với lối kiến trúc đăng đối, cân xứng, hài hòa, bao gồm 5 tổ hợp chính là: Tam quan, Tam bảo, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông và nhà Tổ đệ nhị. Xung quanh chùa là vườn cây, lũy tre xanh mướt, khung cảnh bình yên.

Chùa được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI), cuối thế kỷ XIII, Phật hoàng Trần Nhân Tông cho mở mang, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, đổi tên chùa là Vĩnh Nghiêm, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa Vĩnh Nghiêm từ đây được xây dựng với quy mô kiến trúc bề thế, nhiều hạng mục, mang tính quy chuẩn, mẫu mực của kiến trúc chùa tháp truyền thống. Đây là ngôi chùa cổ có kiến trúc giàu bản sắc Phật Việt, xứng danh là một "đại danh lam cổ tự”.

Hiện nay, trong chùa còn lưu giữ nhiều báu vật có giá trị lớn với niên đại hàng trăm năm.

Đầu tiên phải kể đến là kho mộc bản, đây là một trong những di sản văn hóa vô giá của Việt Nam. Kho mộc bản gồm 3.050 bản ván gỗ khắc chữ Hán và Nôm được chế tác trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỷ XX.

Năm 2012, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Báu vật tiếp theo tại chùa Vĩnh Nghiêm là bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm có niên đại thế kỷ XIX. Cuối năm 2024, bộ ba pho tượng được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm gồm 3 pho tượng: Đệ Nhất Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa, Đệ Tam Tổ Huyền Quang.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm tại chùa Vĩnh Nghiêm được tạc bằng gỗ mít hiện còn nguyên vẹn, không trùng lặp với bất kỳ pho tượng nào khác về cả tư thế, pháp phục, họa tiết trang trí và hình tướng, được sơn màu nâu đỏ thẫm và màu vàng. Đây là hiện vật gốc độc bản và còn nguyên vẹn.

Thượng tọa Thích Thanh Vịnh, Chánh văn phòng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bắc Ninh, Phó trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho hay, việc quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận cấp quốc tế là sự khẳng định và tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc của các di tích này, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm.

“Đây là minh chứng sống động cho một thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Trúc Lâm và sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam, qua đó, giúp bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nâng cao nhận thức cộng đồng”, Thượng tọa Thích Thanh Vịnh.

Ông Nguyễn Trường Sinh, Phó phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh) cho biết, khi được thế giới công nhận thì công tác bảo tồn di sản càng phải được nâng cao.

Ngày 12/7, Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) đã chính thức công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2, sau vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng).

Quần thể Di sản gồm 12 điểm, nằm trên 3 địa phương: Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, với diện tích vùng lõi 525,75ha và vùng đệm 4.380,19ha. Các điểm tiêu biểu gồm: Thái Miếu, chùa Hoa Yên, chùa Ngọa Vân, bãi cọc Yên Giang (Quảng Ninh); đền Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, động Kính Chủ, chùa Nhẫm Dương (Hải Phòng); chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà (Bắc Ninh).

Quần thể phản ánh tiến trình hình thành, truyền bá và phục hưng của Phật giáo Trúc Lâm - dòng thiền do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII. Từ Yên Tử (khai sáng), đến Vĩnh Nghiêm (truyền bá) và Côn Sơn - Kiếp Bạc (phục hưng), hệ thống di tích thể hiện mối liên kết giữa Nhà nước, tôn giáo và cộng đồng cư dân trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.

Theo Báo Xây Dựng.

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Không khí nhộn nhịp trên đất trại – Ban Tổ chức gấp rút hoàn thiện từng hạng mục trước giờ G

PSO - Không khí trên đất trại tại chùa Quốc Ân Khải Tường (xã Long Phước, tỉnh Đồng Nai) những ngày này đang trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn bao giờ hết, khi chư Tăng Ni cùng hàng trăm Phật tử, tình nguyện viên đã có mặt từ sớm để hoàn thiện những hạng mục cuối cùng, chuẩn bị cho Hội trại Tuổi trẻ & Phật giáo lần thứ 15 với chủ đề đầy ý nghĩa: “T

TP.HCM: Lễ Húy nhật lần thứ 2 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thọ, khai sơn chùa Giác Hạnh

PSO - Sáng 20/7 (tức ngày 26/6 năm Ất Tỵ), tại chùa Giác Hạnh (phường Phước Thắng, TP.HCM), Thượng tọa Thích Đồng Sỹ, trụ trì chùa Giác Hạnh đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhựt lần thứ 2 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thọ, khai sơn chùa Giác Hạnh và hiệp kỵ chư vị Hòa thượng ân sư – cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Đồng Huy và cố Trư

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

Đồng Nai: Chạy đua với thời gian – BTC Hội trại Tuổi trẻ & Phật giáo lần thứ 15 tăng tốc hoàn thiện công tác chuẩn bị

PSO – Chỉ còn chưa đầy 24 giờ nữa, Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần thứ 15 sẽ chính thức khai mạc tại chùa Quốc Ân Khải Tường. Những ngày vừa qua, không khí nơi đây càng lúc càng trở nên rộn ràng, hối hả. Mỗi khoảnh khắc trôi qua đều được Ban tổ chức tận dụng tối đa để hoàn thiện những công đoạn cuối cùng, sẵn sàng đón tiếp hàng ngàn trại sinh từ kh

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online