PSO - Tối ngày 16/5/2024 (08/4 năm Giáp Thìn), tại quần thể khu di tích lịch sử văn hóa chùa Hổ Sơn (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã long trọng cử hành lễ kỷ niệm 684 năm nay hóa thân đức thần mẫu trần triều Huyền Trân công chúa – một người con gái của Trần Triều đã hy sinh tấm thân vàng ngọc để đổi lại từng tấc đất cho nước nhà.
Quang lâm chứng dự buổi lễ có TT. Thích Tâm thuần - Phó ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Phó ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm (đặc trách khu vực phía Bắc) trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc; TT. Thích Thông Châu - Giáo Thọ sư Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam (khu vực phía Bắc); TT. Thích Quảng Ánh - Giáo Thọ sư Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam (khu vực phía Bắc); TT. Thích Giác Định Giáo Thọ sư Thiền phái Trúc Sùng Phúc, cùng chư Tôn giáo phẩm chư Tôn đức trụ trì các thiền viện, tự viện đồng tham dự.
Chính quyền tham dự có ông Bùi Hữu Dược - Nguyên Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Tiến Vinh - Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Phạm Trọng Đạt - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Pháp luật; ông Trần Văn Trung - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Đặng Quốc Giao - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nam Định; ông Đinh Viết Đời - Phó trưởng Phòng An ninh Nội địa Công an tỉnh Nam Định; ông Phạm Văn Hà - Phó trưởng Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh, cùng đại diện các cấp chính quyền xã Liên Minh, huyện Vụ Bản.
Mở đầu buổi lễ là các tiết mục ca nhạc, múa lân sư rồng về hào khí Việt Nam, tình yêu quê hương, đất nước được kính dâng lên thần mẫu.
Ông Hoàng Xuân Tài - Chủ tịch UBND xã Liên Minh đại diện cho tuyên đọc diễn văn khai mạc lễ hội Hổ Sơn năm 2024: Lễ hội Hổ Sơn được tổ chức hằng năm, bắt nguồn từ đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta để tưởng nhớ tới công ơn của một người con gái Đại Việt, công chúa Huyền Trân người đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình để lo cho sự nghiệp của dân tộc, đã đem về đất nước Đại Việt một vùng đất riêng rộng lớn.Đây cũng là dịp để các tín đồ Phật tử nhớ tới triều đại nhà Trần và tưởng nhớ đến vị công chúa có nhiều công lao với dân tộc để chúng ta giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ người trồng cây.Đồng thời cũng là dịp để chúng ta gặp gỡ xây dựng mối đoàn kết cùng chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Đại đức Thích Nhẫn Trực - trụ trì chùa Hồ Sơn cung tuyên tiểu sử đức thánh mẫu trần triều Huyền Trân công chúa: Công chúa sinh ra và lớn lên trong cảnh nước Đại Việt vừa trải qua binh biến tàn khốc sau 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Theo sử sách, năm 1301, một lần sang Chiêm Thành, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gả Công chúa Huyền Trân cho Chúa Chiêm là Chế Mân để tỏ tình hoà hảo. Với lòng yêu nước thương dân và nghe lời vua cha, Công chúa Huyền Trân hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình vì sự hưng thịnh của đất nước, đã lên kiệu hoa về Chiêm Thành làm vợ vua Chế Mân năm 1306 để giữ mỗi hòa hiếu giữa hai nước. Đáp lại tấm thịnh tình của vua Trần Nhân Tông, vua nước chiêm Thành đã dâng hiến hai Châu Ô và châu Lý, tức từ đèo Hải Vân đến tỉnh Quảng Trị ngày nay cho nước Đại Việt. Sống ở đất Chiêm, Công chúa Huyền Trân đi du hành, vãn cảnh khắp nơi để tìm hiểu nền văn hoá Chăm Pa. Thấm nhuần tư tưởng “từ bi, bác ái” của vua cha, Huyền Trân đã cho xây dựng nhiều đền đài, chùa tháp và thường xuyên chăm lo cho cuộc sống người dân nên được nhiều người yêu mến.
Buổi lễ đã đón nhận những lẵng hoa chúc mừng từ các cấp chính quyền chúc mừng chương trình kỷ niệm.
Trong giây phút trang nghiêm, là nghi thức đánh trống khai mạc lễ hội Hồ Sơn năm 2024. Thượng tọa Thích Tâm Tuân và ông Bùi Hữu Dược cung tuyên tiểu sử và như ý nghĩa của việc Nối Đuốc Bồi Đèn
Phật Hoàng Trần Nhân Tông vị vua đời thứ ba của Triều Trần đã hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Sau 6 năm làm Thái Thượng Hoàng giúp cho con là Trần Anh Tông vững vàng trên Ngai Vàng. Ngài đã quyết định Xuất giamong muốn thông qua con đường Phật giáo tìm một hướng đi cho Đại Việt. Sau 9 năm tu hành Ngài đã tìm ra phương châm đặc biệt cho Phật giáo người Việt đó chính là “Hòa Quang Đồng Trần” để mọi người cùng thắp sáng tâm lành, sống trong tình yêu thương. Phương châm tu đạo vượt Thiền Thái Trúc Lâm là “Phật Tại Tâm”nếu trong tâm có Phật, mọi người sống bình yên và an lạc.
Cuối buổi lễ, kế thừa truyền thống của Ni sư Hương Tràm ở chùa Hổ Sơn, toàn thể đại chúng cùng thắp sáng ngọn đuốc của Phật giáo, cầu cho thuốc thái dân an, đất nước thái bình, chúng sinh an lạc.
Ban THTT PSO