Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM - Điểm sáng học thuật

Nghe đọc bài:

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra từ ngày 6-8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM). Ngôi trường luôn đi đầu cả nước trong công tác giảng dạy Phật học, tổ chức các chương trình liên kết quốc tế.

 I. Những thành tựu nổi bật trước thềm Vesak 2025

Ra đời trong giai đoạn đất nước Việt Nam vừa thống nhất, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh - tiền thân là trường Cao cấp Phật học Việt Nam - đã kế thừa và phát huy định hướng học thuật từ Đại học Vạn Hạnh (1964 - 1975), một cơ sở giáo dục đại học đa ngành có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội đương thời. Sau bốn thập kỷ xây dựng và phát triển, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những trung tâm hàng đầu về đào tạo giáo dục và nghiên cứu Phật học trên cả nước.

Năm 1997, trường Cao cấp Phật học Việt Nam chính thức đổi tên thành Học viện phật giáo Việt Nam. Đây là một bước ngoặt quan trọng, xác lập rõ vị thế của Học viện không chỉ là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học mà còn là trung tâm nghiên cứu Phật học có định hướng chuyên sâu. Từ một khoa duy nhất ban đầu, đến nay, Học viện đã phát triển 13 khoa chuyên môn, bao gồm các khoa mang đậm màu sắc Phật giáo như Khoa Phật giáo Việt Nam, Khoa Pali, Khoa Sanskrit, Khoa Trung văn, Khoa Lịch sử Phật giáo, Khoa Triết học Phật giáo và các khoa liên kết với các ngành khoa học xã hội và nhân văn như Khoa Y học cổ truyền, Khoa Giáo dục mầm non,... Việc mở rộng này đánh dấu sự chuyển mình của Học viện, chính thức trở thành một Đại học Phật giáo đa ngành.

Một dấu ấn đáng kể khác trong hành trình phát triển của Học viện là việc thiết lập mô hình đào tạo sau đại học với hai bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học. Gần đây, Học viện đã ghi nhận vị tân Tiến sĩ đầu tiên tốt nghiệp sau bốn năm nghiên cứu và tu học, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Phật giáo tại Việt Nam. Thành tựu này không chỉ khẳng định năng lực học thuật của Học viện mà còn giúp hoàn thiện chức năng đào tạo của một cơ sở giáo dục đại học quy chuẩn.

Trước thềm Đại lễ Vesak 2025, Học viện ghi nhận nhiều thành tựu học thuật đáng chú ý:

● Hoàn tất 7 đề tài nghiên cứu cấp Học viện, trong đó có các công trình quan trọng như “Ảnh hưởng Phật giáo trong văn học dân gian Nam Bộ”, “Triết học Phật giáo thời Lý-Trần dưới góc nhìn hiện đại”.

● Xuất bản Tạp chí Nghiên cứu Phật học, được đánh giá cao bởi Hội đồng chức danh Nhà nước.

● Tổ chức thành công nhiều hội thảo quốc tế như “Phật giáo trong thế giới đương đại” (2023), “Kết nối học thuật Á – Âu trong nghiên cứu Phật học” (2024).

● Ký kết hợp tác đào tạo liên thông Cao đẳng Phật học với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng mạng lưới giáo dục Phật học trong nước.

​● Thiết lập các chương trình trao đổi học giả, ký kết hợp tác với các trường Phật học quốc tế: Đại học Mahachulalongkorn (Thái Lan), Đại học Nalanda (Ấn Độ), Đại học Ryukoku (Nhật Bản), Phật học viện Viên Quang (Đài Loan).

Những thành tựu trên góp phần củng cố vai trò học thuật của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh trong Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo quốc tế nói chung.

 II. Nền giáo dục: kế thừa và phát triển

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là một mô hình tiêu biểu trong việc kết nối các giá trị truyền thống với các yếu tố hiện đại trong nghiên cứu Phật học. Từ nhiệm vụ thuở sơ khai là đào tạo Kinh - Luật - Luận theo các văn hệ cổ điển như Pali, Sanskrit, Hán văn, Học viện từng bước xây dựng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn, có hệ thống và nâng cao sự hài hòa giữa nghiên cứu Phật học và thực hành Phật Pháp.

Bên cạnh việc phát triển mở rộng đào tạo liên ngành, Học viện vẫn duy trì và phát triển các khoa chuyên sâu như Phật học Pali, Sanskrit, Triết học Phật giáo, Luật học Phật giáo - những lĩnh vực nền tảng, then chốt trong việc bảo tồn kinh tạng, giới luật và hệ thống tư tưởng Phật giáo các hệ phái. Học viện cũng chú trọng vào việc giảng dạy các bản luận giải cổ như Thanh Tịnh Đạo, Trung Quán Luận, Câu Xá Luận,... dưới sự hướng dẫn và giảng dạy của giảng viên đến từ cả ba hệ phái Phật giáo trong nước: Bắc truyền, Nam truyền và Khất Sĩ.

Song song đó, Học viện không ngừng cập nhật các phương pháp nghiên cứu hiện đại, đưa Phật học liên kết với Triết học phương Tây, kết nối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, từ đó góp phần ứng dụng tinh thần Phật pháp vào đời sống hiện đại một cách thiết thực. Việc thành lập các nhóm nghiên cứu chuyên đề, tổ chức tọa đàm học thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thường kỳ, mời các giảng viên quốc tế trở về giảng dạy và đặc biệt là biên soạn giáo trình Anh-Việt đã mở ra một môi trường nghiên cứu cởi mở và năng động.

Thông qua những thay đổi trong quá trình phát triển, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh từng bước kiến tạo và định hình một cơ sở nghiên cứu Phật học vừa có nền tảng vững chắc với những giá trị cốt lõi truyền thống vừa có tính linh hoạt để tiếp nhận các thay đổi của thời đại trong lĩnh vực học thuật.

 III. Đào tạo Đức - Trí - Hành

Đặt mục tiêu đào tạo tu sĩ không chỉ vững vàng về kiến thức Phật học mà còn có khả năng ứng dụng giáo lý vào đời sống thực tiễn. Chương trình đào tạo từ cử nhân đến tiến sĩ được thiết kế bài bản, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp Tăng Ni sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ và kỹ năng hoằng pháp. Trong ý niệm đó, thiết nghĩ nền giáo dục Phật giáo Việt Nam cần phát huy các nguyên lý giáo dục Phật giáo như đặc trưng của nền giáo dục Phật giáo Việt Nam để định hướng phát triển phù hợp với xu hướng hội nhập, trên nền tảng giáo dục Phật giáo truyền thống kết hợp giáo dục học đường hiện đại.

Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội tác động xấu đến môi trường giáo dục Phật học ngày càng gia tăng. Những chướng duyên lôi cuốn hấp dẫn, như sự cám dỗ của: danh vọng quyền thế, vật chất lợi dưỡng, đồng tính luyến ái; những tác động xấu của thời đại, như: chơi game, xem phim ảnh đồi trụy, lạm dụng facebook và các trang mạng xã hội,... Do đó, một xu hướng giải quyết là cách ly Tăng Ni sinh với xã hội bằng phương thức nội trú, buộc Tăng Ni sinh phải nội trú trong quá trình tiếp nhận giáo dục Phật học. Đây là một biện pháp tích cực và hiệu quả, đã được chư Tôn đức nhắm đến từ Phong trào chấn hưng Phật giáo do Tổ Khánh Hòa khởi xướng vào năm 1920. Các trường Phật học lúc bấy giờ lần lượt ra đời, như: Lưỡng Xuyên ở Trà Vinh, Sùng Đức, Mai Sơn, Nam Việt – chùa Ấn Quang ở Sài Gòn,v.v... về sau quý Ngài đã trở thành những bậc Tăng tài lãnh đạo trung ương giáo hội. Ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra sức xây dựng nhiều trường lớp nội trú nhằm vào mục tiêu Tăng Ni sinh đi học Phật học là phải nội trú. Đây là môi trường thuận lợi, lành mạnh tốt nhất, để Tăng Ni sinh có nhiều thuận duyên vừa học, vừa tu tập giới định tuệ và trau dồi tác phong đạo đức.

Thực hiện: Lệ Nguyên, Ngộ Nguyên Quang

Nguồn: undv2025vietnam

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Quốc Ân Khải Tường trang nghiêm cử hành lễ tắm Phật mừng Phật đản PL.2569

Tối 2-5 (nhằm mùng 5-4 năm Ất Tỵ ), hòa trong không khí thiêng liêng của mùa Phật Đản, chùa Quốc Ân Khải Tường đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tắm Phật nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh – Phật lịch 2569. Đông đảo Phật tử gần xa đã vân tập về bổn tự để tham dự và dâng trọn niềm thành kính lên bậc Đạo Sư của nhân loại.

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

Long An: Chùa Vạn Linh tổ chức khóa tu hướng về Vesak thiêng liêng và chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước

PSO - Ngày 30/4/2025 (nhằm ngày 02/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Vạn Linh, xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, các bạn trẻ, quý Phật tử đã trang nghiêm vân tập về đạo tràng thanh tịnh để tham dự khóa tu một ngày, với chủ đề sâu sắc và đầy ý nghĩa “Tuổi trẻ chùa Vạn Linh hướng về Vesak thiêng liêng và chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thốn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online