Nói đến văn hóa truyền thống của các quốc gia Á Đông, thì không thể không nói đến Trà đạo. Văn hóa Trà đạo gắn liền với sự tinh tế trong cách chế biến và thưởng thức, mang nét riêng của mỗi nền văn hóa.
Chính vì những lý do đó, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề:“Văn hóa trà ở Việt Nam và thế giới - Lịch sử - Văn hóa trà trong bối cảnh đương đại" nhằm tìm hiểu tính lịch sử, quá trình phát triển văn hóa trà ở Việt Nam và thế giới vào sáng ngày 9/12/2020 tại hội trường khách sạn Sao Mai, số 178, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Toàn cảnh diễn ra hội thảo
Chủ toạ Hội thảo có: ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Đồng Tháp, TS. Lê Thị Ngọc Điệp, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐHKHXH & NV, PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, hiệu trưởng trường ĐHKHXH & NV TP. HCM.
Tham dự hội thảo có: Đại Đức Châu Hoài Thái, uỷ viên HĐTS, Phó Ban Thông tin Truyền thông Trung ương GHPGVN, Đại Đức Thích Minh Ân, Phó tổng Biên tập Kênh Thông tin Tổng hợp Phật sự Online, Chư tôn đức BTS GHPG tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Trọng Hương, chủ sở hữu Trà Sen Tháp Mười cùng các đại biểu là các giảng viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.
PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan phát biểu khai mạc tại hội thảo
Khai mạc buổi hội thảo, PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, nêu lên ý nghĩa mà các đơn vị đã phối hợp tổ chức. Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về văn hoá trà Việt Nam và của thế giới, nhằm nâng chất, nâng tầm của trà, đặc biệt là trà sen. Hội thảo cũng là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân kỷ niệm Lễ giỗ lần thứ 91 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói hội thảo là cầu nối hàng Việt Nam, đặc biệt là Trà Sen một sản phẩm đặc trưng của tỉnh đồng tháp để giới thiệu văn hoá trà Việt Nam đến quốc tế.
Ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng tháp làm Chủ toạ Hội thảo
Đại đức Thích Minh Ân, Phó Tổng Biên tập Kênh Thông tin Tổng hợp Phật sự Online phát biểu tại hội thảo
Tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu, học giả tham luận xoay quanh về trà như: Nguồn gốc trà, văn hoá trà trong đạo Phật, văn hoá trà tại các nước trên thế giới… Từ đó nhằm định hướng trà Việt Nam theo lộ trình bảo tồn là di sản văn hoá của thế giới. Nhiều ý kiến tham luận nêu ra là đặc tính của trà sen, được chế biến bằng dây chuyền khép kín, tận dụng nguồn sản phẩm đầu vào đầy đủ có sẵn tại địa phương, trà được ướp trực tiếp từ sen, không chất bảo quản, tinh tuý thuần khiết, thanh tao đặc trưng của sen, đủ điều kiện đến với thương trường quốc tế và đăng ký làm hồ sơ đưa văn hoá trà nói chung trở thành di sản.
Hội thảo lần này sẽ hứa hẹn một tiềm năng cho trà Việt Nam và văn hoá trà của các nước với những bước đi vững mạnh trong bối cảnh đương đại.
Dưới đây là một số hình ảnh diễn ra tại hội thảo:
PSO - Sáng nay 1/7, Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc sau sáp nhập đã diễn ra tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Sáng nay, ngày 04/7/2025 (10 tháng 6 Ất Tỵ) Ban Tổ chức và môn đồ Pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm và cử hành lễ cung tống kim quan Ni trưởng Ni trưởng Thích Nữ Như Tâm trà tỳ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận
PSO – Tiếp nối những trải nghiệm đầy thú vị và lắng đọng tâm thức trong đêm thắp nến tri ân, ngày 4/7/2025 (10/6/Ất Tỵ) Khoá tu mùa hè Đạo Phật và Tuổi trẻ với chủ đề: “Tri ân và Báo ân” diễn ra tại chùa Phước Thới (Văn phòng Ban HDPT tỉnh Tiền Giang, khu phố 4, xã Cái Bè, tỉnh Đồng Tháp) đã đọng lại nhiều khung bậc cảm xúc của tuổi thơ đáng quý.
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.