Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN toạ đàm khoa học “KIến trúc Phật giáo Việt Nam - thống nhất trong đa dạng”: TÌM TRONG NHỮNG MÁI CHÙA QUÊ….  

Sau khi khảo sát kiến trúc hai ngôi già lam “đất kinh kỳ xưa” là các chùa Trấn Quốc và Quán Sứ vào ngày cuối cùng của chuyến công tác (24/12/2022), đoàn khảo sát kiến trúc các ngôi chùa Bắc bộ đã có mặt tại chùa Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội - nơi Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN đặt trụ sở làm việc - họp tổng kết, toạ đàm về kiến trúc Phật giáo; Bàn và phân công việc chuẩn bị cho Hội thảo khoa học: “Kiến trúc Phật giáo Vệt Nam - thống nhất trong đa dạng” dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào dịp tháng 4/2023;  Chuẩn bị ra mắt nhân sự Ban Văn hoá Trung ương (BVHTW) GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 - 2027) sắp tới, và các Phật sự khác. Hoà thượng (HT) Thích Thọ Lạc, Trưởng ban VHTW GHPGVN đã có ý kiến đề dẫn cho buổi toạ đàm này vào chiều 24.12.2022 tại chùa Yên Phú. Theo Hòa thượng Trưởng ban VHTW GHPGVN Thích Thọ Lạc: “Toạ đàm tại chùa Yên Phú là kết quả của chuyến khảo sát hơn 40 ngôi chùa tại 10 tỉnh, thành miền Bắc từ ngày 17 đến 24/12/2022 với sự phối hợp của nhiều cơ quan chuyên môn: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Bảo tồn di tích và Bảo tàng lịch sử Quốc gia, với sự tham gia của chư Tôn đức, các học giả, các nhà nghiên cứu… Hoạt động này nhằm phục vụ cho Hội thảm khoa học “Kiến trúc Phật giáo VN: thống nhất trong đa dạng” và cũng là tiếp tục thực hiện Đề án “Định hướng đặc trưng pháp phục, kiến trúc, ngôn ngữ, di sản văn hoá Phật giáo VIệt Nam (VHPGVN) đã được Hội đồng Trị sự GHPGVN phê duyệt tại Quyết định số 271 QĐ.HĐTS, ngày 14/7/2015.
Hòa thượng Trưởng ban VHTW GHPGVN Thích Thọ Lạc
Nhằm tìm hiểu kiến trúc đặc trưng riêng của từng vùng miền, để Tăng Ni, Phật tử và công chúng hiểu những mô hình kiến trúc chùa tháp truyền thống, hiểu giá trị VHPG góp phần nâng cao nhận thức, ý thức cho Tăng Ni, Phật tử và công chúng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị VHPG VN, kiến trúc Phật giáo…”. Nhìn lại lịch sử, khoảng 2000 năm trước, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam, trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu - Dâu dần hình thành, có sự kết hợp với tín ngưỡng bản địa, thành hình hệ thống chùa Tứ pháp đặc trưng của PG miền Bắc. Thời Lý - Trần, rất khó hình dung mô hình kiến trúc chùa Phật do những biến thiên lịch sử, nhưng vẫn phần nào hiểu được kiến trúc chùa tháp thời Lý, ví dụ các chùa: Phật Tích (Bắc Ninh), Long Đọi Sơn (Hà Nam), Một Cột (Hà Nội). Thời Trần có hệ thống ở chùa Yên Tử. Kiến trúc PG ở miền Bắc thời Lê Trung Hưng được thể hiện khá rõ với các loại hình kiến trúc chủ yếu là Nội công Ngoại quốc, chữ Công, chữ Tam hay chữ Đinh. Mỗi loại hình đều có sự kế thừa, phát triển trên nền tảng kiến trúc cũ, thấy rõ từ các chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), chùa Thầy và chùa Tây Phương (Hà Nội).  Nhiều ngôi chùa có kiến trúc rất đặc biệt như chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Một Cột, chùa Bổ Đà (Bắc Giang). Không ít ngôi chùa được dựng trên non hay sườn núi (Phật Tích, Đọi Sơn, Tây Phương, chùa Hang, Long Hoa…)  tăng thêm sự phong phú, đa dạng và những đặt trưng riêng trong kiến trúc chùa Phật ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Trải dài 2000 năm lịch sử, với nhiều biến thiên của vạn vật, sự thăng trầm của nhiều triều đại, Phật giáo Việt Nam không đứng ngoài vòng xoay con tạo đó. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam đã để lại khối di sản đồ sộ, đặc biệt là các di sản kiến trúc làm cơ sở tu sửa, phục dựng di tích, thừa kế phát triển Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Chính vì thế, những ngôi chùa quê miền Bắc bao đời nay luôn là chốn linh thiêng, để người tu hành dẫn dắt chúng sinh trang nghiêm nơi cửa Phật,  là nơi người dân chất phác hiền lương nương tựa và là điểm đến thân thiện của cộng đồng dân cư khắp nơi tìm về vào những dịp lễ hội. Chư Tôn đức của các địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lý và nghiên cứu của các cơ quan nhà nước, một số Sở, Ban, ngành đã trình bày quan điểm về các vấn đề liên quan trong việc triển khai các đề án về ngôn ngữ, pháp phục, và tiếp tới là bảo tồn di sản kiến trúc Phật giáo trên tinh thần “thống nhất trong đa dạng”; trong đó chú ý đến những nét đặc trưng kiến trúc truyền thống, các biểu tượng, trang trí kiến trúc, hệ thống tượng thờ, đồ thờ pháp khí v.v… nhằm định hướng bảo tồn và phát triển. Một số ý kiến chỉ ra những bất cập và không có giá trị truyền thống trong kiến trúc của các ngôi chùa đã khảo sát; những bất cập trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Đồng thời, một số ý kiến đề xuất, định hướng thiết kế xây dựng, trùng tu các ngôi chùa cổ, chùa cũ nhằm đảm bảo tính truyền thống và đáp ứng được các công năng sử dụng theo xu thế thời đại;  Cần có định hướng kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây dựng mới. Cuộc toà đàm cũng đã bàn luận việc chọn biểu tượng mang tính thống nhất của kiến trúc Phật giáo Việt Nam nhằm giúp mọi người dễ nhận diện những nét chung của các ngôi chùa thuộc GHPGVN. Ban VHTW GHPGVN đã đưa ra hai biểu tượng mang tính gợi mở để rộng đường dư luận và chọn lựa, đó là trụ Kinh chuyển Pháp luân và biểu tượng trung của kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Với mong muốn việc xây dựng bộ quy chuẩn về kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng hoàn chỉnh, đệ trình Hội đồng Trị sự GHPGVN phê chuẩn làm cơ sở khoa học  cho việc định hướng, bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng văn hoá Phật giáo Việt Nam, Ban VHTWGHPGVN cùng các cơ quan chức năng đang nỗ lực hoàn thành trong thời gian sớm nhất./.

Ban Văn hóa Trung ương

Download Android Download iOS
[Video] Đại biểu Quốc tế thưởng thức đêm nhạc nghệ thuật và giao lưu văn hóa Vesak 2025

Tối 7-5, chương trình Âm nhạc nghệ thuật, giao lưu văn hoá Phật giáo Quốc tế với chủ đề “Kết nối văn hóa – Lan tỏa tình hữu nghị” đã diễn ra tại Thiskyhall, Khu đô thị Sala, TP. Thủ Đức, chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

Đồng Nai: Hơn 250 Thanh Thiếu nhi Phật tử tham gia Ngày hội “Gieo mầm Giác ngộ” hướng tới Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2025

PSO - Ngày 04/5/2025, Ban Hướng dẫn Phật tử huyện Long Thành phối hợp chùa Tam Bảo (xã Phước Thái, huyện Long Thành) đã tổ chức Ngày hội “Gieo mầm Giác ngộ” năm 2025 dành cho hơn 250 em Thanh Thiếu nhi Phật tử đang sinh hoạt tại các Gia đình Phật tử Khánh Long, Long Quang, Thanh Trì và Câu lạc bộ Thanh thiếu nhi Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online