26/12/2019 08:48

Viện nghiên cứu PHVN sắp ấn hành đại tạng kinh “Thánh điển Phật giáo Việt Nam”

PSO - Vừa qua, ngày 25/12, tại Thiền viện Vạn Hạnh (quận Phú Nhuận, TP.HCM) Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2019 và đề ra phương hướng hoạt động Phật sự năm 2020. Hiện diện chứng minh Hội nghị có: Trưởng lão HT.Thích Đức Nghiệp – Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Viên Minh – Thành viên HĐCM; HT.Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (VNCPHVN), TT.Thích Tâm Đức – Uỷ viên thường trực HĐTS, Phó Viện trưởng TT Viện; cùng chư Tôn đức thành viên Viện;  Tăng Ni, cư sĩ Phật tử thành viên các trung tâm trực thuộc viện. Phát biểu khai mạc Hội nghị, TT.Thích Tâm Đức cho rằng, VNCPGVN là một Viện quan trọng trong GHGPVN, với chức năng nghiên cứu về Phật học, đặc biệt trong nghiệm kỳ VIII là hoàn thành công trình biên soạn và xuất bản Đại tạng kinh. Thượng toạ tin rằng, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo của Hoà thượng viện trưởng, cùng sự nổ lực của toàn thể nhân sự VNC và các nhà hảo tâm sẽ hoàn thành các Phật sự đã đề ra được thành tựu mỹ mãn. Tại Hội nghị, thay mặt Hội đồng biên soạn Đại tạng kinh, TT.Thích Minh Thành – Uỷ viên TT HĐTS, Phó Viện trưởng đã báo cáo công tác thực hiện Đại tạng kinh. Đại tạng kinh Việt Nam được các thành viên VNC thống nhất đổi tên thành “Thánh điển Phật giáo Việt Nam”, để thực hiện công trình VNC đã cho thành lập 4 Hội đồng gồm (chứng minh, chỉ đạo, phiên dịch và biên soạn), các công đoạn cuối cho việc ấn hành đã gần hoàn thành. Thượng toạ Phó Viện trưởng cho biết, “Thánh điển Phật giáo Việt Nam” là một bộ Đại tạng kinh được thực hiện rất chu đáo, và có giá trị học thuật cao đối với Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Theo đó, Bộ thánh điển cuốn đầu tiên là Kinh Trường Bộ, cuốn thứ hai là Kinh Trung Bộ, rồi đến Kinh Tiểu Bộ; đồng thời Viện cũng đang chuẩn bị cho các bộ A-hàm và bộ Bản Duyên. Dịp này, Ban thư ký VNC cũng trình bày báo cáo công tác Phật sự năm 2019 và đề ra phương hướng hoạt động Phật sự trong năm 2020. Hiện tại, VNCPHVN có 2 phân viện: phân VNC tại Hà Nội và phân VNC Nam tông Khmer; 10 trung tâm và 2 Ban. Trong năm qua, VNCPHVN đã hoạt động rất hiệu quả và cho ra đời nhiều tác phẩm, dịch thuật có giá trị, hỗ trợ công tác tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2019. Đồng thời, Viện cũng tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, học thuật, kết hợp với các trường đại học và Ban Trị sự Phật Giáo các tỉnh thành, tổ chức thành công 3 hội thảo khoa học. Tiếp nối thành công của năm 2019, VNC sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu Phật học, tổ chức tham gia hội thảo, xuất bản sách, góp phần cho kho tàng văn học Phật giáo nước nhà được phong phú và khởi sắc hơn. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Ban thường trực HĐTS, Viện sẽ cố gắng hoàn thiện bộ “Thánh điển Phật giáo Việt Nam” và cho ấn hành vào đầu năm 2020. Để sách tấn cho thành viên VNCPHVN, tại Hội nghị, Hoà thượng viện trưởng và Trưởng lão Hoà thượng Phó Pháp chủ HĐCM cũng có lời chỉ đạo cho các công tác Phật sự sắp đến. Quý Ngài mong muốn thành viên VNC hãy kế thừa các thành quả của chư tiền bối để lại mà phát huy vai trò của mình để hoàn thành bộ Thánh điển Phật giáo Việt Nam trong thời gian sớm nhất nhằm thoả lòng mong ước của Tăng Ni, Phật tử, các nghiên cứu Phật giáo trong và ngoài nước. Dịp này, Trung ương Giáo hội và VNC cũng trao bằng tuyên dương công đức cho các tập thể và cá nhân có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Viện, và công trình biên soạn, ấn hành bộ Thánh điển Phật giáo Việt Nam.
VNCPHVN ra mắt nhân sự Trung tâm nghiên cứu Nữ giới Phật giáo Việt Nam

Tâm Giao, ảnh: Đăng Huy

Download Android Download iOS
Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

Lai Châu: Gần 300 khóa sinh được chia sẻ giáo lý ý nghĩa tại chùa Linh Sơn

PSO - Sáng ngày 10/7/2025 (nhằm 16/6 năm Ất Tỵ), tại giảng đường chùa Linh Sơn – Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lai Châu, đã diễn ra buổi chia sẻ giáo lý ý nghĩa với chủ đề “Phải có lòng biết ơn” dành cho gần 300 em khóa sinh đang tham dự khóa tu mùa hè.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online