24/06/2019 12:53

TUYÊN BỐ ULAANBAATAR 2019

Thực hiện nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội thảo châu Á vì hòa bình và Đại hội đồng lần thứ 11, ngày 21-24 tháng 6 năm 2019.
Hội thảo châu Á vì hòa bình và Đại hội đồng lần thứ 11 tại Mông Cổ
Chúng tôi, các tăng sĩ và cư sĩ Phật giáo, đại diện cộng đồng Phật tử châu Á yêu chuộng hòa bình, tham dự Đại hội đồng Hội thảo Phật giáo châu Á vì hòa bình (viết tắt trong tiếng Anh là ABCP) lần thứ 11, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ABCP, tại Ulaanbaatar, thủ đô Mông Cổ, nhận thức được những thay đổi và phát triển mới đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt là trong quá khứ gần đây, các cam kết duy trì hòa bình, đạo đức, đoàn kết, bình đẳng và phát triển bền vững toàn cầu dựa trên giáo pháp của đức Phật Thích Ca. Trong khi đó, là Phật tử, chúng ta cần làm gì để mang lại sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của con người thông qua sự phát triển tâm linh bền vững và các giá trị đạo đức phù hợp với giáo pháp cao quý của đức Phật Thích Ca, Người đã dạy chúng ta vượt qua sự tham lam, thù hận, ganh tị, bạo lực, tàn nhẫn và trả thù, bằng cách xây dựng thái độ về lòng từ bi vô điều kiện và tình huynh đệ phổ quát. Bây giờ, do vậy, khi kết thúc lễ kỷ niệm và các phiên họp thành công, chúng tôi, các đại biểu ABCP, nhất trí cam kết và thông qua Tuyên bố này. Điều 1: Hồi ứng của Phật giáo về hòa bình, giải trừ quân bị và tránh xung đột 1.1. Cấm tuyệt tất cả các thử nghiệm hạt nhân và các hiệp ước chống phổ biến vũ khí, bao gồm Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân nên được thực hiện đầy đủ. Chúng tôi cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki và kết quả thành công của Hội nghị đánh giá hiệp ước không phổ biến hạt nhân năm 2020. 1.2. Lên án và phản đối các chủ nghĩa cực đoan, các hình thái cực đoan và khủng bố nhân danh tôn giáo, ý thức hệ chính trị, ở tất cả các cấp độ khác nhau. 1.3. Tạo ra các nền văn hóa hòa bình và công lý giữa các nền văn minh, văn hóa và tôn giáo bằng cách phối hợp đối thoại giữa các nền văn minh và văn hóa để ngăn chặn xung đột và hỗ trợ các nỗ lực xây dựng hòa bình liên văn hóa và liên tôn giáo. 1.4. Thiết lập những cây cầu về sự hiểu biết, đối thoại và hợp tác giữa các nền văn hóa và tôn giáo nhằm vượt qua các động lực xã hội, kinh tế, văn hóa và tôn giáo vốn làm tăng nguy cơ chiến tranh. 1.5. Phát triển các cam kết trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống nhằm xây dựng hòa bình và làm tan biến tiềm năng xung đột. 1.6. Tham gia các lực lượng, chia sẻ các tuệ giác mới và trí tuệ truyền thống, đến từ sự đa dạng của các nền văn minh và tôn giáo có thể ngăn chặn những bất công và nguy hiểm đe dọa cuộc sống nhân loại trên hành tinh này. Điều 2: Hồi ứng của Phật giáo về sự phát triển bền vững 2.1. Kêu gọi tất cả các quốc gia nỗ lực thực hiện một cách chân thành tất cả các thỏa thuận, nghị định thư và hiệp ước quốc tế về biến đổi khí hậu, vì sự biến đổi khí hậu đang tạo ra sự tàn phá và khủng hoảng hiện hữu đối với hành tinh duy nhất chúng ta đang sống. 2.2. Bảo tồn thiên nhiên không thể bị loại bỏ vì các loài khác cùng sinh sống trên hành tinh này sẽ bị xóa sổ do những tác động tạo ra bởi con người mang trong mình sự phụ thuộc lẫn nhau trong thiên nhiên và phúc lợi của tất cả chúng sinh. 2.3. Cam kết rằng chỉ còn vài năm nữa trước khi thực hiện các mục tiêu phát triển toàn cầu của LHQ, các Trung tâm Quốc gia ABCP hãy hợp tác chặt chẽ với chính phủ tại quốc gia mình, trong sự tương tác với Liên Hợp Quốc và các cơ quan đa phương khác nhằm tăng tốc độ gieo trồng các mục tiêu này vì lợi ích của nhân loại. Điều 3: Về đối thoại và hợp tác liên tôn 3.1. Thúc đẩy sự thống nhất và hòa hợp giữa các nhóm tôn giáo, trao đổi và hợp tác hơn nữa với các tổ chức tôn giáo ở tất cả các quốc gia. 3.2. Nhấn mạnh các nguyên tắc hữu nghị, hòa bình, phát triển và hợp tác, trân trọng hòa bình trong các tổ chức tôn giáo. 3.3. Hình thành thái độ của các cá nhân và xã hội đối với “người khác”, do đó sẽ không có hành động tàn bạo nào của các cá nhân dưới danh nghĩa tôn giáo và các nhóm bạo lực trong các truyền thống tôn giáo. 3.4. Thúc đẩy các yếu tố truyền cảm hứng và xây dựng hòa bình của các tôn giáo, các cách đối thoại và hợp tác hiệu quả hơn giữa các tôn giáo và giữa thế giới chính trị và tôn giáo là cần thiết. Điều 4: Về tình trạng bình đẳng giới 4.1. Thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ trong các thực hành tôn giáo. 4.2. Thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. 4.3. Thúc đẩy sự tiến bộ và thúc đẩy phụ nữ tận hưởng các quyền của họ trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, giáo dục và tôn giáo. 4.4. Ủng hộ việc tiếp cận và tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, bao gồm việc thúc đẩy phụ nữ tiếp cận sự bình đẳng về việc làm và công việc đầy đủ. 4.5. Loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực đối với phụ nữ. Điều 5: Về trẻ em và thanh thiếu niên 5.1. Đảm bảo rằng các quyền, sự an toàn, quyền giáo dục và phúc lợi của tất cả trẻ em và thanh thiếu niên được công nhận, tôn trọng và bảo vệ. 5.2. Chống lại mọi hình thức lao động trẻ em, sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, bóc lột tình dục và buôn bán người, và hỗ trợ tất cả các nỗ lực hướng tới việc xóa bỏ chúng. 5.3. Đưa quan điểm và kinh nghiệm của trẻ em và thanh thiếu niên đến sự chú ý của chính phủ và cộng đồng. 5.4. Tạo ra môi trường an toàn cho trẻ em và thân thiện với trẻ em, nơi trẻ em và thanh thiếu niên tiếp xúc được an toàn và cảm thấy được bảo vệ. 5.5. Biện hộ cho các hồi ứng về dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ em và thanh thiếu niên bất hạnh. Điều 6: Về truyền thống, văn hóa và di sản Phật giáo 6.1. Hỗ trợ và bổ sung các hành động của các quốc gia thành viên ABCP trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống và di sản văn hóa Phật giáo. 6.2. Huy động kiến thức, nghiên cứu và củng cố các hợp tác quốc tế về di sản văn hóa Phật giáo với các đối tác Phật giáo toàn cầu. 6.3. Bảo vệ các di sản văn hóa vật thể của Phật giáo như các di tích Phật giáo thiêng liêng, các công trình lịch sử và di tích khảo cổ Phật giáo ở Ấn Độ, Nepal và trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phi Phật giáo và duy trì sự tôn nghiêm của các công trình này. 6.4. Tận dụng tối đa công nghệ kỹ thuật số để ghi chép, làm tài liệu và bảo tồn các di sản văn hóa Phật giáo và làm các di sản này được trực tuyến. Chúng tôi khuyến khích mở rộng các tổ chức phi chính phủ Phật giáo nhằm tích cực và thực chất trong việc cứu trợ thiên tai, phúc lợi xã hội và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

***

Trưởng các phái đoàn thuộc các Trung tâm Quốc gia ABCP công bố vào ngày 23 tháng 6 năm 2019 tại Trụ sở ABCP, Tu viện Gandan Tegchenling, Trung tâm Phật giáo Mông Cổ tại TP. Ulaanbaatar, Mông Cổ. Đồng ký tên gồm có: Tăng thống Khamba Lama Ch. Dambajav (Chủ tịch ABCP) Tăng vương Campuchia, HT. Tep Vong (Cố vấn ABCP) Tăng thống Bangladesh, HT. Sanghanayaka Suddhananda (Cố vấn ABCP) Và Trưởng các đoàn thuộc các Trung tâm Quốc gia ABCP

TT. Thích Nhật Từ dịch

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Khánh Hòa: Trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật Hòa thượng Thích Ngộ Tịnh tại chùa Viên Ngộ

PSO - Trong hai ngày 17 – 18/7/2025 (nhằm 23 – 24/6 năm Ất Tỵ), tại chùa Viên Ngộ (xã Bắc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), môn đồ pháp quyến và tứ chúng đồng tu đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 2, kỷ niệm 4 năm ngày viên tịch của cố Hòa thượng Thích Ngộ Tịnh.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online