27/12/2019 21:03

TP.HCM: Tưởng niệm lần thứ 20 Thiền sư Duy Lực - Tổ sư thiền Việt Nam

PSO - Sáng ngày 27/12 tại chùa Phật Đà, Quận 3, Mồn đồ pháp phái Tổ sư thiền đã trang nghiêm làm lễ tưởng niệm lần 20 cố Thiền sư HT.Thích Duy Lực, người sáng lập pháp môn Tổ sư thiền tại Việt Nam. Quang lâm chứng minh buổi lễ có: HT.Thích Tịnh Hạnh, HT.Thích Như Tín – đông thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Pháp – phó Chủ tịch thường trực HĐTS, trưởng Ban Tăng sự TƯ; HT.Thích Thiện Tánh – phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thanh Hùng – UV TT HĐTS, Trưởng ban hướng dẫn Phật tử TỦ;, cùng Chư tôn đức giáo phẩm HĐTS, Ban trị sự PG TP.HCM, Quận 3; Tăng Ni, Phật tử các nơi đồng tham dự. Tại buổi lễ, đại diện Môn đồ thành kính dâng lời tưởng niệm Ân sư. Sau đó, Chư tôn đức chứng minh trang nghiêm dâng hương tưởng niệm Hòa thượng sáng lập pháp môn Tổ sư thiền Việt Nam, đồng thời nhất tâm nguyện cầu Giác linh cố Hòa thượng quả chứng vô sanh, tái hiện ta bà giáo hóa độ sanh. Dịp này, để hồi hướng công đức đến Hòa thượng Ân sư, môn đồ đệ tử đã dâng lời tác bạch cúng dương trai tăng đến Chư Tôn đức hiện tiền chứng minh. Cố Hoà thượng, Thiền sư Thích Duy Lực họ La húy Dũ hiệu Duy Lực, tự Giác Khai, sanh ngày 5-5-1923 tại làng Long Tuyền, huyện Bình Thủy, Cần Thơ. Ngày 8-2-1973, ngài được HT.Hoằng Tu cho xuất gia tu học tại chùa Từ Ân (quận 11, Chợ Lớn). Tháng 5-1974, ngài thọ giới Tam đàn Cụ túc tại chùa Cực Lạc (Malaysia). Ngày 2-4-1977, thừa lệnh Hòa thượng bổn sư, ngài ra hoằng pháp Tổ sư Thiền tại chùa Từ Ân. Đến năm 1983, tứ chúng quy tụ ngày càng đông, Phật tử theo tu học pháp Tổ sư Thiền hơn 4.000 người, mỗi lần tham dự thiền thất đều vượt trên 300 người. Từ những năm 1990, Hòa thượng thường đi giảng thiền ở nhiều nơi trên thế giới. Đến thiền đường học đạo có người Tây, Âu và Á Châu, trong đó người Việt Nam là đông nhất. Những năm cuối đời, ngài thường được thỉnh đến giảng tại các nước trên thế giới như: chùa Chánh Giác ở Toronto Canada, chùa Quan Âm ở Brisbane (Australia), tịnh xá Đại Bi ở Đài Loan và một số chùa ở Hồng Kông. Nhất là các thiền đường ở Mỹ để giảng dạy pháp Tổ sư Thiền. Ngoài ra ngài còn trước tác và dịch thuật từ tiếng Hán sang tiếng Việt hơn 20 loại kinh điển và ngữ lục như Đường lối thực hành tổ sư thiền, Kinh Lăng nghiêm, Kinh Lăng già, Kinh Pháp bảo đàn, Phật pháp với thiền tông, …. Năm 1998, ngài được Ban Hoằng pháp GHPGVN thỉnh vào Ban với cương vị UV Ban Hoằng pháp T.Ư. Ngài đã được Giáo hội phân thỉnh giảng tại các khóa bồi dưỡng hoằng pháp ngắn hạn cho các tỉnh miền Trung tổ chức tại Bình Định, cho các tỉnh miền Đông, TP.Hồ Chí Minh và miền Nam tại Văn phòng 2 TƯGH. Ngài thâu thần thị tịch lúc 1g30 ngày 2-12-Kỷ Mão (8-1-2000). Trụ thế 77 năm.

Đăng Huy

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online