Sáng 3/11 (nhằm 10/10 Nhâm Dần), Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã quang lâm chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức) để dâng hương tưởng niệm ngày lễ húy kỵ lần 21 của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Dũng, Thành viên HĐCM, Chứng minh Hệ phái Vĩnh Nghiêm, khai sơn chùa Nam Thiên Nhất Trụ.
Hòa thượng Chủ tịch đến chùa Nam Thiên Nhất Trụ
Dâng hương tưởng niệm ngày viên tịch cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Dũng
Sau khi Hòa thượng Chủ tịch dâng hương niệm, đảnh lễ Giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Dũng tại Tổ đường, Ngài cùng với chư Tôn đức môn đồ đệ tử tiến đến Bảo tháp cố Trưởng lão Hòa thượng vừa được trùng tu trong khuôn viên chùa Nam Thiên Nhất Trụ, thực hiện nghi thức sái tịnh, tụng kinh cầu nguyện và nhiễu tháp trong niềm cung kính về vị tôn túc trưởng lão đã có nhiều đóng góp to lớn cho Đạo pháp và Dân tộc.
Hòa thượng Thích Trí Dũng, sinh năm 1906 tại thôn Ứng Luật, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Theo tiểu sử, Hòa thượng Thích Trí Dũng, sinh năm 1906 tại thôn Ứng Luật, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thân phụ là nho sĩ yêu nước Trần Đức Tuấn và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Phượng. Sau khi thân phụ mất, Hòa thượng được nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng nhận làm con nuôi.
Chư Tôn đức đảnh lãnh Giác linh
Năm 1913, Hòa thượng xuất gia tại chùa Kim Liên (Ninh Bình), được Sư tổ Thích Thanh Nghĩa ban pháp hiệu Thanh Đàm, pháp danh Trí Đức. Năm 1919, Hòa thượng thọ giới Sa-di. Năm 1926, Hòa thượng thọ Đại giới. Sau đó, Hòa thượng đi tham học và kiết hạ tại các tổ đình lớn như Phúc Nhạc, Cổ Loan, Bích Động, Phượng Ban, Xuân Vũ, Sơn Thủy, Quảng Bá, Ngũ Xá, Bằng Sở, Kính Chủ, Đào Viên, Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).
Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức)
Từ 1934, Hòa thượng tham gia tích cực trong Phong trào Chấn hưng Phật giáo miền Bắc, vận động thành lập và trung tu nhiều từ viện từ Bắc vào Nam, lập chi hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình và các tỉnh phụ cận, thành lập Cô nhi viện Kim Đồng, nuôi dưỡng 200 trẻ mồ côi, Nghĩa trang Bắc Việt Tương tế và Hội Việt Nam Phật giáo xã hội.
Hòa thượng Chủ tịch cử hành sái tịnh bảo tháp
Chư Tôn đức nhiễu tháp
Năm 1981, Hòa thượng làm Chứng minh tổ đình Vĩnh Nghiêm. Hòa thượng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì. Năm 1997, Hòa thượng được suy tôn Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Ngày 24-11-2001, nhằm ngày 10-10-Tân Tị, Hòa thượng thâu thần thị tịch tại phương trượng chùa Nam Thiên Nhất Trụ, hưởng thọ 96 tuổi, 76 hạ lạp. Bảo tháp của Hòa thượng được tôn trí ngay trong khuôn viên chùa Nam Thiên Nhất Trụ.
Nhà lưu niệm của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Dũng
PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh
Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.
PSO – Nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Đại lễ Vesak – ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn, sáng ngày 4/5/2025 (nhằm 7/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Giác Nguyên (xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ), đã tổ chức khóa tu một ngày dành cho thanh thiếu niên vớ
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.