07/09/2019 21:18

Thỏa ước nguyện Hội người Việt tại Lào, GHPGVN sẽ cử chư Tăng về tiếp nối chùa Phật Tích TP.Luang Parbang

Sáng ngày 7/9, ngày cuối cùng của chuyến đi khảo sát và nghiên cứu các ngôi chùa Việt Nam tại Lào của Đoàn công tác liên ngành Trung ương GHPGVN kết hợp với Liên minh PG Lào cùng các ban ngành chính quyền nhà nước Việt và Lào đã đến chùa Phật Tích, TP. Luang Parbang.
Chư Tôn đức GHPGVN thăm hỏi đời sống của Cộng đồng người Việt tại Luang Pharbang
Hội nguời Việt thành phố Luang Parbang
Tại đây, Đoàn có đã buổi thăm cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại TP. Luang Parbang. TT.Thích Đức Thiện – phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS thay mặt Đoàn gởi lời thăm hỏi sức khỏe và cảm ơn chân thành về sự tiếp đón thân tình và ấm áp của người Việt nơi cố đô Luang Parbang cổ kính và xinh đẹp bên dòng sông Mê Kông, biển tượng của tình hữu nghị anh em Việt – Lào.
TT.Thích Đức Thiên - phó Chủ tịch kiêm tổng Thư ký HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc Tế TƯ
Dịp này, Thượng tọa cũng giới thiệu về Ban điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào, và chuyến đi khảo sát và nghiên cứu 13 ngôi chùa Việt Nam tại Lào để hướng đến Hội thảo “Sự hình và phát triển Phật giáo VN tại Lào” do Ban văn hóa TƯ GHPGVN khởi xướng. Chùa Phật tích là ngôi chùa cuối cùng của chuyến đi.
Cúng dường chùa Phật Tích
Nhân đây, HT.Thích Thái Phùng – nguyên phó ban trị sự Liên minh Phật giáo TP. Luang Parbang, Trụ trì Phật Tích đã thay mặt Hội người Việt tại đây vô cùng hoan hỹ và hạnh phúc khi đón tiếp phái Đoàn. Cùng đó, Hòa thượng cũng giới thiệu về lịch sử hình và phát triển chùa Phật Tích. Chùa Phật Tích là một ngôi chùa cổ có lịch sử trên 600 năm với lối kiến trúc Phật giáo Lào. Từ thuở sơ khai, chùa thuộc Phật giáo Lào và do chư Tăng người Lào kiến tạo nên. Trải qua nhiều năm chùa không có người tiếp nối chăm lo hoạt động Phật sự. Đến năm 1959, Hòa thượng Trung Quán từ Việt Nam đi du hóa đến đây thấy cảnh chùa hoang sơ, tín đồ Phật tử người Việt không có nơi trang nghiêm tu tập, Hòa thượng đã phát tâm kiến tạo lại và đặt tên chùa là Phật tích. Đến năm 1962 Hòa thượng Trung Quán giao lại cho Sư Thái Phùng tiếp quản Trụ trì cho đến ngày hôm nay.
Chánh Điện
Cùng năm 1962, sau khi tiếp quản chùa Phật Tích, Sư Thái Phùng đã kêu gọi tín đồ Phật tử gần xa người Việt lẫn người Lào chung tay đóng góp để đại trùng tu lại chùa theo lối kiến trúc giao thoa giữa 2 nền văn hóa Việt - Lào. Qua gần 60 năm chư Tăng người Việt hành đạo và giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nơi phố cổ Luang Parbang đã giúp cho sự đoàn kết của cộng đồng người Việt ngày càng vững mạnh, cùng nhau tu học Phật pháp, đùm bọc nhau trong hoàn cảnh khó khăn.
Tượng Phật nhập Niết bàn
Hoa văn mái chùa kết hợp kiến trúc Việt và Lào
Dấu chân Phật tại chùa Phật Tích
Được biết, Hội người Việt TP. Luang Parbang có gần 500 người là thành viên của Hội trong số gần 3000 người đang sinh sống và làm ăn tại đây. Đời sống người Việt rất đoàn kết, họ giúp đỡ nhau làm ăn và sinh sống, cùng nhau tu tập Phật pháp và có hoạt động từ thiện hàng năm hướng về Quê hương.
HT. Thích Thái Phùng - Trụ trì chùa Phật tích, năm nay đã ngoài 75 tuổi
Nhân dịp này, Hòa thượng trụ trì và đồng bào Phật tử nơi đây cũng có kiến nghị đến GHPGVN xin cử chư Tăng về giúp đỡ thêm, cũng như tiếp nối chùa Phật Tích vì Sư Thái Phùng hiện nay đã lớn tuổi nên các công tác Phật sự có nhiều bất cập. Cùng đó là xây dựng chùa Phật tích thành trung tâm văn hóa và hoằng pháp của TP. Luang Parbang.

..........................................................

Cùng ngày, Đoàn công tác do TT.Thích Đức Thiện làm trưởng đoàn đã thăm chùa Phả Ô – Trụ sở Liên minh Phật giáo TP. Luang Parbang. Tiếp đoàn có Hòa thượng Thongchanh Oudomsuk – Trụ trì chùa, Chủ tịch Liên minh Phật giáo TP. Luang Parbang; cùng chư Tăng bổn tự đã hân hạnh tiếp đón Đoàn ghé thăm.
Chư Tăng và các chú tiểu tại chùa Phả Ô
Thượng tọa trưởng đoàn cúng dường chư Tăng chùa Phả Ô
Theo Thượng tọa Tổng Thư ký và Hòa thượng Chủ tịch Liên minh PG Thành phố cho biết, chuyến thăm này thật ý nghĩa nhằm giao lưu văn hóa và thúc đẩy tình thân hữu giữa 2 Giáo hội, tình hữu nghị của 2 dân tộc Lào – Việt ngày càng vững mạnh.
Gắn kết tình hữu nghị 2 nền văn hóa Việt - Lào

Thực hiện: Đăng Huy - nhóm phóng viên PSO

Mời xem tiếp:

Lào: Trung ương GHPGVN thăm Đại sứ quán Việt Nam và Liên minh Trung ương PG Lào

Lào: Đoàn khảo sát các ngôi chùa Việt Nam tại Lào có cuộc họp đầu tiên tại chùa Bàng Long

Lào: Đoàn công tác khảo sát và nghiên cứu các ngôi chùa VN tại tỉnh Khăm Muộn và Xa Vẳn Na Khẹt

Lào: Nét đẹp Phật giáo miền trung được giữ gìn tại Savannakhet

Lào: Trung ương GHPGVN thăm Tổng lãnh sự quán Việt Nam

 
Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online