Thanh Hoá: Khai mạc Lễ hội Kỳ phúc Thành Hoàng chùa Linh Cảnh xuân Ất Tỵ

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng 8-3 ( nhằm ngày 9-2 năm Ất Tỵ), tại chùa Linh Cảnh ( Chùa Bái), xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Lễ hội Kỳ phúc Thành Hoàng năm 2025.

Tham dự có Thượng tọa Thích Tâm Minh, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, trụ trì chùa Linh Cảnh, đại diện các phòng, ban ngành huyện Thọ Xuân, chính quyền sở tại, cùng đông đảo Tăng, Ni, Phật tử,  bà con nhân dân địa phương sở và du khách thập phương tới dâng hương và tham dự.

Lễ hội Lễ hội Kỳ phúc Thành Hoàng - Chùa Linh Cảnh được tổ chức hằng năm vào ngày 9-2 (âm lịch), bao gồm 2  phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm: dâng hương, rước kiệu, tế lễ cổ truyền và tế tạ. Phần hội gồm các trò chơi dân gian, các hoạt động TDTT như: cờ tướng, bài chòi,  giao lưu văn hóa văn nghệ, kéo co, bóng chuyền, cầu lông. 

Trong không khí của lễ hội, dọc con đường làng và từng ngõ xóm rợp cờ hoa rực rỡ, rộn ràng nhịp trống, cùng tiếng loa vang, lộng lẫy nghiêm trang là hàng kiệu được bày trước sân chùa . Toàn thể nam phụ lão và các thanh niên  trong làng cùng tấp nập cho lễ rước kiệu. Các cỗ kiệu được khởi hành cùng đội hình rước xung quanh làng rồi về chùa để cúng tế cầu Phật và thần linh gia hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, học hành đỗ đạt, mọi nhà bình an hưởng phúc, dân an, vật thịnh… 

Đây là  lễ hội truyền thống có nguồn gốc từ xa xưa,  nhằm tôn vinh, tri ân công đức của các anh hùng dân tộc, các vị thành hoàng có công lập làng, xây dựng và bảo vệ đất nước được thờ phụng trong chùa. Cũng là dịp, để du khách thập phương hành hương, chiếm bái, lễ Phật,  phát huy truyền thống đạo lý uống nhớ nguồn, giữ gìn và bảo tồn thuần phong mỹ tục, nét đẹp của văn hóa tâm linh.

Chùa Linh Cảnh nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt phát tích của vương triều Hậu Lê. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã về thăm địa phương và viếng chùa lễ Phật. Vua Lê đặt tên cho làng là Bái Thượng và làng bên là Bái Đô. Chùa nằm trong làng nên cũng có tên là chùa Bái từ đó. Do chiến tranh, truyền thừa bị thất lạc, chùa cũng bị xuống cấp dần theo năm tháng. Tháng 4-1930, Sư cụ Thích Nguyên Tâm ở chùa Đầm đã đứng ra quyên góp Phật tử gần xa; khi hội đủ duyên lành đã cho động thổ trùng từng hạng mục. Đến tháng 9-1937 khánh lạc nhà Tổ và tịnh xá, Phật tử các nơi theo về chùa tu học rất đông.

Kế tục trụ trì là Tỳ-kheo Thích Thanh Nhuận, cho đến năm 1943 Sư đi du phương, chùa giao lại cho Tỳ-kheo Vũ Quang Tráng vừa thọ giới thay thế.

Năm 1951, giặc Pháp ném bom đập Bái Thượng, bắn phá chùa Bái hư hỏng nặng các tượng Phật phải tạm tôn trí ở phủ Mẫu…

Ngày 20-11-1989, chùa Bái được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Năm 1996, Ban hộ tự, Phật tử cùng với chính quyền địa phương tiến hành trùng tu tôn tạo được ba gian tiền đường và thượng điện thờ Phật. Ngày 8-10-2000, Ban Tôn giáo và UBND tỉnh, BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Thích Tâm Minh  trụ trì chùa Bái (Linh Cảnh tự).

Một số hình ảnh được ghi nhận:

Thực hiện: Vũ Dũng - Đức Hoè

Download Android Download iOS
Danh sách lãnh đạo chủ chốt Ban Trị sự GHPGVN 08 tỉnh, thành phía Bắc mới sau sáp nhập

PSO - Sáng nay 1/7, Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc sau sáp nhập đã diễn ra tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Lâm Đồng: Lễ tưởng niệm và cung tống kim quan Ni trưởng Thích Nữ Như Tâm (1940-2025)

Sáng nay, ngày 04/7/2025 (10 tháng 6 Ất Tỵ) Ban Tổ chức và môn đồ Pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm và cử hành lễ cung tống kim quan Ni trưởng Ni trưởng Thích Nữ Như Tâm trà tỳ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online