Tác phẩm thi VIẾT: NHỮNG ĐIỀU CON MUỐN NÓI - Tác giả: Lê Vũ Thùy Linh

Nghe đọc bài:

NHỮNG ĐIỀU CON MUỐN NÓI


Mẹ,


Năm con lên 7, trong căn nhà mái tranh lụp xụp, mỗi buổi sáng đều trở nên nhộn nhịp, không phải bởi tiếng gà gáy sớm, cũng chẳng phải tiếng rít điếu cày của ba, hay cũng chẳng phải tiếng máy chà cà ồn ã bên sân nhà cụ Tám, âm thanh vang lên nhiều nhất có lẽ là tiếng gọi:


Mẹ ơi, Mẹ ơi, cái váy chấm bi hồng con không thấy nữa? Mẹ ơi, ba chải tóc cho con đau quá! Mẹ ơi, con Lu tha dép con đâu mất rồi”. Mẹ ơi, con lúc nào cũng cần mẹ.


Năm con 17, căn nhà ấy nay đã lợp ngói, nhưng sao lại im ắng hẳn. À, vì nhà mình đã thôi nuôi gà, cha đã thôi phì phèo những điếu thuốc, nhà cụ Tám cũng thôi trồng cà. Còn con, con đã lớn. Con lớn rồi, nên không cần mẹ giúp nữa. Mẹ ơi, mẹ đừng tự ý vô phòng con nữa. Mẹ ơi, con lớn rồi, con tự làm được mà. Mẹ ơi, đây là chuyện riêng của con. Mẹ ơi...mẹ thực sự phiền lắm.


Năm con lên 7, mẹ có biết rằng điều khiến con tự hào nhất đó chính là mỗi lúc tan trường con luôn là đứa có mẹ đến đón đầu tiên. Khoảnh khắc vừa nhìn ra phía cổng trường, đã thấy mẹ đứng đó, vẫy tay chờ con, ánh hoàng hôn chen làn gió thổi qua tóc mẹ, khung cảnh ấy đẹp đẽ và bình yên đến lạ. Trên con đường đất đỏ về nhà, ánh mặt trời rọi bóng mẹ đèo con trên chiếc xe đã cũ, cả khoảng không chỉ văng vẳng tiếng con thao thao bất tuyệt: “Mẹ ơi,hôm nay ở lớp, bạn Phong làm gãy thước bạn My khóc quá trời trời. Bạn Phong hư mẹ nhỉ?” Có mẹ đợi chờ thật tuyệt


Năm con 17, con lại ái ngại trước ánh nhìn bạn bè, ái ngại vì đôi dép mẹ mang, vì chiếc xe đã cũ, vì đôi tay mẹ lấm lem. Con chọn cách tự đi bộ về nhà trên quãng đường 3 cây số, con làm vậy chỉ sợ ánh mắt dòm ngó của bạn bè mẹ ạ. Vẫn con đường về nhà ấy, cô bé 7 tuổi ngày nào vốn thấy mình thật to lớn khi ngồi sau lưng mẹ, vậy mà giờ đây, khi con đã thực sự lớn, con lại thấy mình thật lạc lõng và chơi vơi mẹ ạ. 


Năm con lên 7, lần ấy con ốm nặng, mẹ phải đưa con lên bệnh viện tuyến trên. Bác sĩ chỉ định con phải ở lại viện để theo dõi. Trời vào hè, thời tiết oi và bức, bệnh viện lúc này cũng vào mùa ốm nên rất đông, người chen người. Trời nực con khó ngủ, gió từ chiếc quạt trần phả ra không đủ để làm mát, mẹ đành cõng con trên lưng đi dạo dưới sân. Con nằm trên vai mẹ, ánh trăng rọi qua những tán cây, gió thổi nhẹ, tán cây xào xạc. Ở trên lưng mẹ, mẹ như tảng núi rất cao và vững trãi, mẹ “to lớn” và “hùng vĩ”, còn con chỉ như một cây linh chi nhỏ, ngàn năm chỉ muốn đeo bám mẹ mãi thôi. Dưới vầng trăng hôm ấy, con đã hứa hẹn, mẹ còn nhớ không: “Con là Linh, con xin hứa với ông trời sau này con sẽ mãi mãi ở bên mẹ Ngoan của con, con sẽ chăm lo cho mẹ của con suốt cuộc đời này luôn.” 


Năm con 17, ngày nhận thông báo trúng tuyển đại học, con vui lắm, mọi người đều chúc mừng con đã đậu vào ngành học con mơ ước, nhưng chỉ có con biết rằng, con vui khi sắp được bắt đầu một cuộc sống mới, tự do tự tại, được làm những điều mà con thích, chơi nhưng thứ khiến con vui mà không phải bị mẹ cằn nhằn. Con nằm đếm từng ngày, từng ngày. Và rồi ngày con xách vali lên thành phố, con mang theo những ước mơ và hoài bão, những niềm vui và sự phần khởi, nhưng có lẽ con lại bỏ quên lời hứa ngày xưa, hoặc có lẽ, con đã gửi lại nó vào vầng trăng ngày ấy mất rồi.


Mẹ biết không, Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn hoa lệ luôn lung linh và rực rỡ những ánh đèn. Sài Gòn tấp nập và phồn hoa. Nhưng, Sài Gòn cũng cô đơn lắm mẹ ạ.


Sài Gòn là nơi con bắt đầu cuộc sống tự do như con mong muốn, nhưng như thể Sài Gòn lại khiến con phải làm mọi thứ một mình. Những thứ mà trước đây con chưa từng làm, thì giờ cũng không có mẹ cạnh bên để gọi “mẹ ơi” nữa rồi. Mọi thứ con làm đều chật vật, chẳng ra sao mẹ ạ! À thì ra là vì không có mẹ ở đây. 


Sài Gòn vào giờ tan tầm đông đúc lắm, cả con đường, người chen người, xe chen xe nhưng sao con vẫn thấy mình lạc lõng. Cái cảm giác chơi vơi, trống rỗng giống như khi con một mình đi trên đoạn đường về nhà ngày trước vậy. À thì ra không phải là do Sài Gòn hay đoạn đường nào cả, chỉ là vì không có mẹ ở đây. 


Bây giờ con có đi làm thêm mẹ ạ, con tan làm khi trời đã tối muộn, đường Sài Gòn lúc này cũng thưa thớt dần. Con trở về nhà trong trạng thái cả người nhức mỏi vì phải đứng lâu, chẳng hiểu sao giờ con lại sợ cảm giác 1 mình, chơi vơi đến nỗi con cũng chằng buồn để ý cái chân đau. À thì ra là vì không có mẹ ở đây, chẳng còn ai đợi con về nhà.


Con chẳng hiểu điều gì lại khiến con trở nên như thế mẹ ạ. Vì những hỉ nộ ái ố vô thường hay vì con cho những điều mẹ làm là lẽ đương nhiên? Con người ta vẫn thường bỏ qua những đóa hoa sau hè để bay đi tìm những cánh đồng hoa, nhưng đi hết một vòng, nhà vẫn là nơi ta trở về. Như con từng mơ về những ánh đèn rực rỡ của Sài Gòn, nhưng giờ đây con lại nhớ những ánh sáng lập lòe ngay đầu ngõ, con nhớ mẹ. 


Những lần về nhà nhìn mẹ tay liên tay, chỉ lo vun vén, gói ghém đồ để con mang đi. Mẹ sợ con gái mẹ khổ, sợ con thua thiệt, còn mẹ, mẹ khổ quen rồi! Lúc này cảm xúc trong con chỉ như muốn vỡ òa, con người ta cũng có thể quen với cái khổ sao? Thì ra để con được bước theo ước mơ của mình, đằng sau đôi dép cũ mèm, đôi tay lấm lem là cả tấm lưng ngày ngày hứng sương hứng gió, lam lũ quanh năm. Càng lớn, con càng hiểu rõ, không thể bỏ mặc nhất chính là người nhà. Con không cầu giàu sang phú quý, chỉ mong mẹ cha khỏe mạnh là được. Sau cùng con cũng nhận ra, thứ hạnh phúc thực sự hoàn toàn không ở đâu xa mà là đến từ nơi gọi là GIA ĐÌNH, mẹ ạ.


Con tự hỏi, phải chẳng, vì Đức Phật, người không thể cùng lúc cứu rỗi hết những kiếp nhân sinh lận đận trên cõi ta bà này, nên mới sinh ra người Mẹ. Phải chẳng vì có quá nhiều thiếu sót, nên con có mẹ. Biết ơn mẹ vì đã cho con hình hài này. Biết ơn mẹ vì những lúc con ngỗ nghịch nhất, mẹ đã dùng tình yêu để níu giữ linh hồn con. Biết ơn mẹ vì trên chặng đường dài của con, mẹ cứ thế ủng hộ, chẳng chút nghi ngờ dù ngay cả con vẫn còn đang hoài nghi chính mình. Dù là năm con 7 tuổi hay bây giờ, khi con ngoảnh lại, con vẫn luôn thấy mẹ, thấy cả thế giới của con. 


Mẹ ơi, lại một mùa Vu Lan nữa đã qua, con vui vì trên ngực con vẫn được cài bông hồng đỏ thắm, nhưng cũng buồn khi những vệt chân chim trên khóe mắt mẹ cha ngày càng trĩu nặng. Chỉ khi đã hiểu, con lại thương mẹ nhiều hơn. Ước nguyện sau cùng, con mong mẹ luôn khỏe mạnh, không đau, không bệnh, không nạn, không tai. Mong kiếp sau, vẫn luôn được làm cô con gái bé bỏng của mẹ, được mẹ chở, mẹ che. Còn giờ đây, hãy để con chăm lo cho mẹ nhé!


Con gái của mẹ!


 

Download Android Download iOS
Trung ương GHPGVN thông báo người được gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo

PSO - Hôm nay, ngày 16/5/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký Công văn số 151/HĐTS-VP1 thông báo về việc người được mạng xã hội gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo.

TP.HCM: Tưởng niệm húy kỵ lần thứ 23 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thông

Sáng ngày 16/05/2024 (mùng 9/4 năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Phổ Quang (Q. Phú Nhuận, TP.HCM) môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tưởng niệm húy kỵ lần thứ 23 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thông, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Chứng minh ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP. HCM, Viện chủ Tổ đình Phổ Quang.

TP.HCM: Tu viện Tường Vân ra mắt phim "Phật quốc ký sự" mừng Đại lễ Phật đản PL.2568

Sáng ngày 15/05/2024, tại Tu viện Tường Vân (Bình Chánh, TP.HCM), đã diễn ra Lễ ra mắt Phim phóng sự “Phật quốc ký sự” ghi lại hành trình tìm về các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ. Bộ phim do TT. Thích Phước Tiến - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo TP.HCM, Trụ trì Tu viện Tường Vân cùng NSND Nguyễn Thước phối hợp thực hiện.

TP.HCM: Tu viện Tường Vân ra mắt phim "Phật quốc ký sự" mừng Đại lễ Phật đản PL.2568

Sáng ngày 15/05/2024, tại Tu viện Tường Vân (Bình Chánh, TP.HCM), đã diễn ra Lễ ra mắt Phim phóng sự “Phật quốc ký sự” ghi lại hành trình tìm về các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ. Bộ phim do TT. Thích Phước Tiến - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo TP.HCM, Trụ trì Tu viện Tường Vân cùng NSND Nguyễn Thước phối hợp thực hiện.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online