13/09/2019 15:05

Sư thầy đập phá xe trên đường - Nên có cái nhìn bao dung từ xã hội

Thầy có một ước mơ trở thành bác sĩ Đông y để tận tay chữa bệnh cho những người dân nghèo miền núi. Nhưng phòng khám chữa bệnh từ thiện Đông y của chùa Sắc tứ Khải Đoan chưa kịp mở cửa, bà con vẫn chưa được nhờ thì thầy Minh Truyền đã phải bỏ dở việc học hành trong lúc sắp hoàn thành xong việc học, khi có những biểu hiện bất thường về tâm lý, lúc tỉnh, lúc điên.
Thầy Minh Truyền và sự việc đáng tiếc xảy ra (ảnh được chụp lại từ một trang báo mạng)
Trong hai ngày qua, các trang báo mạng đều đồng loạt đưa tin về sự việc một vị sư thầy đập bể kiếng xe ô tô trên đường kèm theo rất nhiều lời bình luận không hay về hành động của vị thầy này và hình ảnh  của một người tu sĩ. Đó là câu chuyện mà những người trong cuộc đều cảm thấy đáng thương hơn là đáng trách. Thầy Minh Truyền nuôi tâm nguyện được xuất gia, vào chùa Sắc tứ Khải Đoan tu học từ năm 13 tuổi. Tuy đã trờ thành một vị tu sĩ nhưng thầy rất ham học và theo đuổi sự học để giúp đời. Những người bạn học ngày xưa của thầy kể lại, thầy đã có hiện tượng tâm lý bất ổn từ thời còn đi học phổ thông nhưng không đến nỗi, mọi người ngỡ đó là biểu hiện bình thường của những người trẻ năng động. Ngờ đâu, đó là mầm mống của căn bệnh tâm thần phân liệt 10 năm sau.
Thầy Minh Truyền được Bác sĩ Trung tâm điều trị bệnh tâm thần tư vấn (ảnh được chụp lại từ clip MXH)
Thầy là người từng được rất nhiều người thương mến và ngưỡng mộ vì sự thông minh, kiến thức rộng rãi,  tấm lòng bao dung và ý chí ham học. Thầy có một ước mơ trở thành bác sĩ Đông y để tận tay chữa bệnh cho những người dân nghèo miền núi. Lưạ chọn chuyên ngành Đông Y cũng vừa phù hợp với hành trạng của một người tu. Nhưng phòng khám chữa bệnh từ thiện Đông y của chùa Sắc tứ Khải Đoan chưa kịp mở cửa, bà con vẫn chưa được nhờ thì ai nấy cũng đều ngỡ ngàng, thương xót trước căn bệnh của thầy. Thầy Minh Truyền đã phải bỏ dở việc học hành trong lúc sắp hoàn thành xong việc học khi có những biểu hiện bất thường về tâm lý, lúc tỉnh, lúc điên.
Giấy chứng nhận sức khỏe tâm thần của thầy Minh Truyền
Những lúc tỉnh táo thì thầy rất hiền lành, luôn quan tâm và rất trách nhiệm với mọi người, nói chuyện lý lẽ chắc nịch, kiến thức rất rộng và khá hài hước, thầy luôn mang niềm vui đến với mọi người. Nhưng khi lên cơn thì lại nổi nóng, chửi thề hành xử thiếu kiểm soát, rất đáng sợ. Sư phụ thương nên không nỡ đưa thầy vào trại Tâm Thần, hơn nữa thấy bệnh tình chưa đến nỗi nên để ở chùa, cử người chăm sóc và chữa trị, thầy thích đeo đủ thứ trên người, lúc mặc áo tu, khi mặc đồ đời…Thầy sợ tiếng còi xe và tiếng nẹt bô, nhiều lần thầy bị kích động, hung hãn, la hét trước những âm thanh lớn trừ tiếng tụng kinh. Đó cũng là nguyên nhân khiến thầy bị kích động và xảy ra vụ việc đáng tiếc trên đường mà mấy ngày nay báo chí  đã đưa tin.
Kiếng xe bị đập vỡ (ảnh được chụp lại từ trang báo mạng)
Con dại thì cái mang, Đại diện chùa cũng đã đến xin lỗi, và chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị tổn hại tài sản. Trước sự xót xa của tăng chúng và Phật tử, nhà chừa buộc phải gửi thầy vào trại tâm thần để không còn xảy ra thêm một điều đáng tiếc nào nữa. Đạo Phật nêu cao lòng từ bi, Đạo Chúa cũng nêu cao lòng bác ái. Tình thương nói chung và tình người nói riêng là điều cao quý và sự thiêng liêng. Đó là lý do mà nó luôn được ngợi ca và xiển dương rộng khắp. Người có trí tuệ thì sẽ tỉnh táo khi nhìn nhận một vấn đề nào đó, họ không vội đánh giá hay phán xét. Kẻ có tình người thì sẽ không dồn ai đến đường cùng hay ngõ cụt, dù thế nào thì cũng luôn mở ra cho người khác một con đường để sống. Ngay trong luật hình sự cũng có điều luật quy định nhân đạo về việc miễn quy trách nhiệm hình sự đối với những người bị bệnh tâm thần. Vậy thì những người quá khắt khe, hay là “mượn gió bẻ măng” từ vụ việc vừa qua của thầy Minh Truyền phải chăng là hợp lẽ? Câu trả lời cho câu hỏi này chắc hẳn mọi người đều đã rõ. Và trong chúng ta, liệu có tàn nhẫn quá không khi ai đó vẫn cố tình gán hai chữ “Nhà sư” hay “Thầy chùa” vào vụ việc đập phá xe trên đường khi biết rõ đây là người tu sĩ không may bị bệnh tâm thần để dư luận thêm dậy sóng? Dẫu biết rằng, hành động của thầy Minh Truyền là không đúng, nhưng đó là hành động của một người đang lên cơn tâm thần chứ không phải của một người tu hành khi tỉnh táo. Hiểu rõ vô thường, nhưng chắc hẳn thầy cũng sẽ rất buồn nếu như đọc được những lời bình luận phán xét thiếu đi sự bao dung, thiếu tình người của xã hội. Thầy Minh Truyền còn rất trẻ, căn bệnh của thầy cũng không phải là không còn cơ hội để chữa lành. Nếu được chăm sóc và chữa trị tốt, biết đâu thầy có thể trở thành người bình thường và có thể cống hiến cho cộng đồng.

Tâm Anh

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online