Quảng Nam: Thành viên Ban Văn hóa TƯ thăm và khảo sát Tháp Phật viện Đồng Dương

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 17/3/2025, tại làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, nhân chuyến tham dự chuỗi chương trình hoạt động lễ hội khánh vía Đức Quán Thế Âm Bồ tát - Tọa đàm âm nhạc Phật giáo diễn ra tại TP. Đà Nẵng, chư Tôn đức trong Ban Văn hóa TƯ GHPGVN do TT. Thích Hải Định - UV Thường trực Phân ban Di sản, Phó trưởng Phân ban Sáng tác văn học - Nghệ thuật Ban Văn hóa TƯ làm trưởng đoàn, cùng với ĐĐ. Thích Minh Giáo - Uỷ viên Ban Văn hóa TƯ, Trưởng Ban Văn hóa tỉnh Đắk Lắk; ĐĐ. Thích Tịnh Quang - Uỷ viên Văn phòng Ban Văn hóa TƯ; SC. Thích Nữ Liên Thảo - UV Thường trực Ban Văn hóa TƯ, UV Thường trực Phân ban Di sản đã đến thăm, khảo sát thực địa Tháp Phật viện Đồng Dương.

Được biết, Phật viện Đồng Dương là di tích khảo cổ học, nằm tại làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình (Quảng Nam), cách TP.Đà Nẵng khoảng 65km, cách Tp.Hội An khoảng 38km về phía Tây Nam. Đây là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á, xây dựng từ thế kỷ thứ 9 của Vương quốc Champa, bây giờ chỉ còn là “phế tích”.

Theo một số nghiên cứu cho biết: Tháp Đồng Dương là một di tích quan trọng vào bậc nhất của Chăm Pa, gồm có hệ thống các tháp nằm gần nhau. Tháp được xây dựng vào thời kỳ Chăm Pa còn bị ảnh hưởng của Phật giáo, nên có tính chất đặc biệt so với các tháp khác trong hệ thống tháp Chăm, được mệnh danh là “tòa tu viện Phật giáo giữa đô thành”. Hệ thống tháp Đồng Dương nằm ngay chính trung tâm đô thành Indrapura trong thời kỳ vương triều Indrapura.

Trải qua thời kỳ chiến tranh cả khu đền tháp này đã bị phá hủy, cộng với thiên tai và sự tàn phá của con người. Tháp hầu như đã bị biến thành bình địa, một đống đổ nát, còn sót lại nền chính và một ít dấu tích của các bức tường, và các thềm cửa tháp.

Tìm hiểu qua các nhà nghiên cứu, dựa vào các khai quật khảo cổ của các nhà nghiên cứu Pháp vào đầu thế kỷ 20, đã cho thấy kiến trúc đặc biệt của khu tháp này.

Khu đền thờ Đồng Dương rộng 155 mét và dài 326 mét, có tất cả ba cụm kiến trúc được tách ra khỏi nhau bằng các tường ngăn và kế tiếp nhau theo trục từ tây sang đông. Trong ba cụm đó, chỉ cụm ở phía tây và cụm ở phía đông là còn lại nhiều dấu tích kiến trúc và điêu khắc.

Phía Tây gồm tháp thờ trung tâm, các tháp phụ và điện thờ nhỏ nằm dọc các chân tường bao quanh, tháp thờ chính là loại tháp tầng truyền thống của Chăm Pa gồm nền, thân, và các tầng. Quanh tường của nền tháp chính được trang trí bằng các hình tháp và hình đầu voi xen kẻ nhau. Nội thất của tháp hình vuông và có hai ô khám lớn ở mặt bắc và mặt nam, gian thờ có một đài thờ lớn bằng. Ngoài ngôi tháp thờ chính trong cụm phía tây này, còn có dấu tích của các kiến trúc khác như tháp Nam, tháp Bắc, tháp Tây Nam, tháp Tây Bắc, tháp Trung tâm, các miếu thờ nhỏ quanh các chân tường, các ngôi nhà dài, tháp cổng...

Tại cụm Trung tâm, kiến trúc đã đổ nát gần hết, chỉ để lại dấu tích các bức tường, thềm cửa,...Một trong những kiến trúc quan trọng nhất của cụm phía đông này là ngôi nhà dài, chạy theo hướng đông - tây, và mở hai cửa ra vào ở hai đầu hồi đông và tây. Gian nhà được chiếu sáng bằng hai dãy cửa sổ ở hai phía tường dài, mặc dầu không để lại nhiều dấu tích kiến trúc và điêu khắc như ở cụm phía Tây, nhưng một số tượng môn thần - Dvarapala bằng đá là những tượng môn thần đẹp nhất, gây ấn tượng nhất không chỉ của Đồng Dương mà còn cả lịch sử nghệ thuật Chăm Pa.

Phía Đông là khu kiến trúc có chức năng như một tu viện Phật giáo thực thụ, tại cụm này ngoài ngôi nhà dài không có một dấu tích ngôi tháp nào, gian nhà dài được dựng trên hai dãy tám cột, có hai cột chính lớn, các cột đều bằng gạch và đều vuông.

Đài thờ Vihara nằm ở cụm này có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, mặt trước của bệ tượng phật được trang trí một nhân vật có bốn đầu và tám tay, ngự bên trên là tượng Phật ngồi hai chân thõng xuống và hai bàn tay để lên hai đầu gối, xung quanh tượng Phật có các tượng đá nhỏ thể hiện các tu sĩ đứng và quỳ cùng các vị La Hán.

Tháp Đồng Dương được xây dựng vào thế kỷ 9, trong thời kỳ Phong cách Đồng Dương của Chăm Pa, đây cũng là thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng mạnh đến Chăm Pa. Tháp được vua Indravarman II một người đã theo Phật giáo xây dựng, khi lên ngôi vị vua sáng lập ra triều đại Indrapura này đã thúc đẩy cho Phật giáo phát triển mạnh gần như khắp vùng bắc Chăm Pa, vì thế cả một giai đoạn nghệ thuật Phật giáo đã bừng nở ở Chăm Pa trong suốt gần nửa thế kỷ, từ năm 875 đến năm 915 và đã để lại đến hôm nay nhiều công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc mà được các nhà khoa học đặt tên là giai đoạn Đồng Dương hay phong cách Đồng Dương. Ngày nay hậu duệ của triều đại Indrapura là dòng tộc họ Trà sống quanh tháp và các khu vực lân cận.

Có rất nhiều phái đoàn đến thăm nơi này để tìm hiểu, nghiên cứu, trong đó có một phái đoàn thám hiểm của Viện Viễn Đông Bác cổ với Henri Parmentier được thực hiện vào năm 1902. Parmantier đã xuất bản một số biên khảo mô tả về Đồng Dương vào năm 1903, 1909 và 1918, các văn bản chính khắc trên đá được dịch trong ấn phẩm của Louis Finot vào năm 1904; Đồng Dương và các di tích Tháp Chăm khác cũng được mô tả bởi nhà nghiên cứu Khmer Jean Boisselier trong thập niên 1950. Rất tiếc, những gì khai quật được, để suy luận về các dấu tích của một thời Phật giáo nơi đây hưng thịnh đó, bây giờ chỉ còn lại dấu tích từ những đống gạch đỏ đổ nát, hoang tàn. 

Thượng tọa bày tỏ sự thán phục kiến trúc văn hóa thời bấy giờ, và mong muốn Sở Văn hóa quốc gia vào cuộc phục hồi lại Phật viện Đồng Dương phần nào để lại dấu ấn lịch sử trọng đại mà nơi đây đã là “Di tích quốc gia đặc biệt” do Thủ tướng Chính phủ đã trao quyết định.

Liên Thảo

Download Android Download iOS
Gieo Duyên Lành, Nảy Mầm An Lạc: Hành Trình Chiêm Bái Xá Lợi Phật Của Đại Gia Đình MaiLisa

Trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh của những ngày đầu tháng Tư Phật đản, đất trời Thành phố Hồ Chí Minh như linh thiêng hơn khi đón nhận một bảo vật vô giá: Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật quốc gia của Ấn Độ lần đầu tiên, ánh hào quang từ bi và trí tuệ của bậc Giác Ngộ đã hiện diện nơi đây, đánh dấu một trang sử thiêng liêng trong d

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

Long An: Chùa Vạn Linh tổ chức khóa tu hướng về Vesak thiêng liêng và chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước

PSO - Ngày 30/4/2025 (nhằm ngày 02/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Vạn Linh, xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, các bạn trẻ, quý Phật tử đã trang nghiêm vân tập về đạo tràng thanh tịnh để tham dự khóa tu một ngày, với chủ đề sâu sắc và đầy ý nghĩa “Tuổi trẻ chùa Vạn Linh hướng về Vesak thiêng liêng và chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thốn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online