Phái đoàn Ban Hoằng pháp cùng Ban Kinh tế Tài chính TW thăm và cúng dường trường hạ tỉnh Bắc Giang và Vĩnh Phúc

Nghe đọc bài:

Ngày 08/7/2024, chư tôn đức lãnh đạo Ban Hoằng pháp TW GHPGVN và Ban Kinh tế tài chính TW GHPGVN  thăm hỏi, động viên và cúng dường chư hành giả an cư tại Hạ trường Tổ đình Hồng Phúc (tỉnh Bắc Giang) và Hạ trường chùa Bầu (Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Phái đoàn do Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Ban Hoằng pháp TW làm trưởng đoàn. Đi cùng đoàn còn có Thượng tọa Thích Tâm Hoan - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Kinh tế tài chính TW GHPGVN; Thượng tọa Thích Tâm Thuần – Phó Ban Hoằng pháp TW; Thượng tọa Thích Thanh Phương - Ủy viên HĐTS, Ủy viên thường trực Ban Hoằng pháp TW GHPGVN; Đại đức Thích Trí Thuần - Phó thư ký, Chánh văn phòng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN khu vực phía Bắc; Ni sư Thích Tịnh Quán - Thủ quỹ Ban Hoằng pháp TW GHPGVN. Tháp tùng phái đoàn còn có chư Tôn đức Tăng Ni lớp Đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc, quý Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa Đồng Xuân, Đạo tràng chùa Sủi và Đạo tràng Mật Tông.

Tại mỗi Trường hạ, phái đoàn hai Ban đều cúng dường tiền mặt cùng gạo, dầu, đường, lạc, ruốc nấm, chè sen Hồ Tây,…

Tại Hạ trường Tổ đình Hồng Phúc (Bắc Giang), đón tiếp phái đoàn có Thượng tọa Thích Thanh Thạch - Ủy viên Ban từ thiện, Ban kinh tế Tài chính TW, Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bắc Giang, Trưởng BTS GHPGVN thành phố Bắc Giang và huyện Lục Ngạn, Chánh Duy Na Hạ trường, cùng chư Tôn đức Ban chức sự Hạ trường và 178 hành giả an cư.

Báo cáo tình hình tu học tại Trường hạ Tổ đình Hồng Phúc, Đại đức Thích Pháp Minh – Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bắc Giang cho biết: Toàn tỉnh có 4 cơ sở hạ trường bao gồm chùa Hồng Phúc, chùa Đại Giáp, chùa Phúc Lâm và chùa Bổ Đà. Ban chức sự các Hạ trường nhất tâm cung thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Văn - Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bắc Giang, Viện chủ Tổ đình Vĩnh Nghiêm làm Đường chủ các Hạ trường, riêng trường hạ chùa Bổ Đà cung thỉnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Dũng – Phó Pháp chủ HĐCM làm Đường chủ.

Trong ba tháng an cư, Hạ trường của Trung tâm Trụ sở Phật giáo tỉnh và các phân khu trực thuộc đều thống nhất trung về hành trì, tiểu trường là Bộ khóa thời hư lục, Đại trường là bộ Pháp Hoa. Chư Tăng Ni kiết hạ hành trì công phu theo nhị thời khóa giải.

Tại đây, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ đã bày tỏ “Sự kết hợp giữa Ban Hoằng pháp và Ban kinh tế Tài chính TW GHPGVN trong chuyến thăm và cúng dường các Hạ trường trên toàn quốc lần này nhằm thể hiện tinh thần hòa hợp chúng, nối tiếp tinh thần của Đức Đệ tứ Pháp Chủ GHPGVN từ khi Ngài còn là Trưởng Ban Hoằng pháp TW”. Thượng tọa đã nhắc lại về nguồn gốc và ý nghĩa của phép hạ an cư từ thời Đức Phật còn tại thế, nhằm khẳng định đầy tự hào rằng: Dù từ Ấn Độ sang tới Việt Nam, khác nhau về địa lý, ngôn ngữ và điều kiện, tuy nhiên Tổ Tổ tương truyền, thế hệ này truyền sang thế hệ khác, phép an cư vẫn được duy trì theo đúng luật Phật, phù hợp với đặc thù của từng địa phương. Tại miền Bắc, theo tinh thần giới luật của Đức Phật chế định, đặc biệt là bộ tứ phần luật, chư Tôn đức hành giả an cư đa số là tổ chức hậu an cư từ 16/5 đến 16/8 âm lịch, trừ một số tỉnh thành phố như Hà Nội hay Trụ sở Trung ương GHPGVN chùa Quán Sứ vẫn tổ chức Tiền an cư từ 16/4 đến 16/7 âm lịch. Nét đẹp an cư tập trung của Phật giáo phía Bắc chính là cơ hội để chư Tôn đức Tăng Ni hành giả an cư học hỏi lẫn nhau về tam tạng giáo điển, hướng dẫn cho nhau những kinh nghiệm trên bước đường hoằng pháp lợi sinh, thực hiện tinh thần lục hòa cộng trụ. Đặc biệt, an cư là thời điểm mùa mưa, côn trùng sinh sôi nảy nở, vì vậy chư Tăng Ni giảm thiểu tối đa việc đi lại, cấm túc an cư nhằm nuôi dưỡng lòng từ bi, đồng thời đảm bảo sức khỏe do thời tiết nóng bức mưa gió thất thường. Đây cũng là cơ duyên để hàng Phật tử tại gia được hộ trì Tam Bảo, kết duyên và thân cận với ngôi Tăng Bảo.

Thượng tọa cũng nhấn mạnh miền Bắc chú trọng Hạ lạp, nếu Tăng Ni không đi hạ, không thực hành phép an cư tập trung thì không được tính tuổi đạo. Do vậy, tuổi hạ là điều vô cùng cao quý đối với Phật giáo phía Bắc. Chính vì lẽ đó, Tăng Ni hành giả an cư càng phải xác định rõ giá trị của hạ lạp, để trong 3 tháng an cư cần nỗ lực tu học miên mật, thực hành đúng pháp đúng luật, đúng nội quy Hạ trường.

Sau cùng, Thượng tọa thay mặt phái đoàn gửi lời thăm hỏi và chúc mùa an cư viên mãn hỷ lạc tới Hòa thượng Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bắc Giang cùng chư Tôn đức Tăng Ni hành giả an cư. Thượng tọa cũng tán dương công đức của hàng Phật tử đã trở về Tổ đình Hồng Phúc để thính pháp, nghe kinh và cúng dường Tam Bảo. Mong quý Phật tử sẽ giữ bồ đề tâm kiên cố, tinh tiến tu học, là những người Phật tử có truyền thống hiếu đạo, xứng đáng là người Phật tử thuần thành trên mảnh đất Bắc Giang – nơi có Tổ đình Vĩnh Nghiêm là nét son của Phật giáo phía Bắc.

Tại Hạ trường chùa Bầu (Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), đón tiếp phái đoàn có Thượng tọa Thích Thanh Lâm - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc, Chánh duy na Hạ trường cùng 116 hành giả an cư.

Báo cáo về tình hình tu học tại Hạ trường, Đại đức Thích Quảng Hỷ - Trưởng Ban thông tin truyền thông GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc cho biết mùa an cư năm nay, có 2 trường hạ an cư tập trung và 3 nơi an cư tại chỗ, tu học hành trì theo thời khóa miên mật. Các Hạ trường sáng tụng kinh Dược Sư, chiều tụng kinh Di Đà, sám hối và tối tụng Kinh Pháp Hoa.

Bày tỏ niềm hoan hỷ khi được trở về Hạ trường chùa Bầu lần này, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ chia sẻ để có được một điểm an cư khang trang như vậy là sự cố gắng nỗ lực và hòa hợp của toàn thể chư Tăng Ni, Phật tử Phật giáo tỉnh nhà.

Qua đây, Thượng tọa đã nói lên tầm quan trọng của việc an cư kiết hạ, qua đó động viên Tăng Ni hành giả an cư cố gắng sắp xếp công việc tại trụ xứ, để cùng trở về an cư tập trung, nỗ lực tinh tiến tu học để "báo Phật ân đức".

Đặc biệt, Thượng tọa mong rằng mỗi vị trụ trì ngôi chùa đều làm tròn bổn phận của mình đó là thực hành giáo pháp của Đức Phật, thương dân quý dân giúp đỡ dân, hòa hợp với chính quyền, tôn trọng luật pháp của nhà nước và hiến chương của GHPGVN. Ngoài việc truyền pháp quy y cho Phật tử, Thượng tọa cũng mong chư Tôn đức nên tổ chức khóa tu để hướng dẫn Phật tử tu học đúng chính pháp, xây dựng và nuôi dưỡng niềm tin của Phật tử với chính pháp. Tất cả những điều đó sẽ giúp Phật giáo ngày càng vững mạnh, khẳng định Phật giáo là tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc.

Buổi đi thăm Trường hạ của phái đoàn Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế Tài chính TW đã thành tựu viên mãn.

Diệu Tường

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi đến chùa Kỳ Quang II tìm gặp, sư trụ trì Thích Thiện Chiếu tiếp đón tôi khi trên tay vẫn cầm vòi xịt nước, Sư đang vệ sinh chùa. Dù đã 76 tuổi nhưng Sư Thiện Chiếu vẫn dậy sớm, đều đặn mỗi ngày dọn dẹp vệ sinh ở từng ngóc ngách trong chùa. Sư Thiện Chiếu về trụ trì chùa Kỳ Quang II từ năm 1975. Chùa lúc đó còn khá nhỏ, lại nằm trong k

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online