Giáo đoàn IV - Hệ phái Khất sĩ tưởng niệm 71 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng

Sáng 28/2 (mùng 1 tháng 2 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV - Hệ phái Khất sĩ trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 71 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng (1954 – 2025), tri ân công đức bậc khai sáng và ôn lại cuộc đời, hạnh nguyện của Ngài.

Buổi lễ diễn ra trong không khí thành kính với sự tham dự của chư Tôn đức Giáo phẩm Thường trực Hệ phái, chư Tôn đức Tăng Ni thuộc các giáo đoàn Hệ phái Khất sĩ, cùng đông đảo Phật tử từ các tịnh xá trên cả nước.

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Minh Bửu đã ôn lại tiểu sử và công hạnh của Tổ sư Minh Đăng Quang. Ngài thế danh Nguyễn Thành Đạt, sinh năm 1923 tại Vĩnh Long. Từ nhỏ, Ngài đã sớm bộc lộ trí tuệ vượt bậc, nghiên cứu sâu về tam giáo: Phật, Đạo, Nho. 

Sau quá trình tầm đạo, Tổ sư giác ngộ con đường Giải thoát – Khất sĩ, phát nguyện noi theo hạnh Phật, thành lập Hệ phái Khất sĩ Việt Nam với chí nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”. Ngài hành đạo trong 10 năm (1944 – 1954), biên soạn bộ Chơn Lý, xây dựng hơn 20 tịnh xá, đào tạo hàng trăm Tăng Ni, hướng dẫn hàng vạn Phật tử tu học. Ngày 1/2 năm Giáp Ngọ (1954), trên đường hành đạo từ Sa Đéc – Vĩnh Long – Cần Thơ, Ngài thọ nạn và vắng bóng cho đến nay.

Tại lễ tưởng niệm, Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Giáo phẩm Thường trực Hệ phái Khất sĩ – nhấn mạnh công đức to lớn của Tổ sư Minh Đăng Quang trong việc khai sáng Hệ phái Khất sĩ, phục hưng con đường “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”.

Hòa thượng xúc động nhắc lại dấu ấn thiêng liêng của ngày 1/2 năm Giáp Ngọ (1954) – ngày Tổ sư vắng bóng. Dù Ngài không còn hiện diện, nhưng giáo pháp Ngài để lại vẫn tiếp tục lan tỏa, Hệ phái Khất sĩ ngày nay đã phát triển với hơn 500 tịnh xá, hàng nghìn Tăng Ni và hàng triệu Phật tử trong và ngoài nước. Đây chính là minh chứng cho sự trường tồn của con đường Khất sĩ - Giác ngộ - Giải thoát mà Tổ sư đã khai sáng.

Hòa thượng khẳng định rằng dù Tổ sư hành đạo chỉ 10 năm (1944 – 1954), nhưng những giáo pháp, giới luật và hạnh nguyện Ngài để lại vẫn là kim chỉ nam cho Tăng Ni, Phật tử noi theo. Tổ sư dạy hàng môn đồ tu tập hạnh Khất sĩ, sống thanh tịnh, thiểu dục tri túc, nghiêm trì giới luật, phát huy Chánh pháp để lợi ích số đông.

Hòa thượng nhắc nhở rằng tưởng niệm Tổ sư không chỉ là dâng hương, lễ bái, mà quan trọng hơn là sống đúng với Chánh pháp, tiếp nối con đường hoằng hóa mà Ngài đã khai sáng. Cuối cùng, Hòa thượng khuyến tấn đại chúng kiên trì tu học, hộ trì Tam bảo, phụng sự xã hội, gìn giữ và phát triển Phật giáo.

Nghi lễ tưởng niệm được cử hành trang nghiêm với các nghi thức dâng hương, lễ bái, tụng kinh cầu nguyện. Chư Tôn đức đã thành kính đảnh lễ trước di ảnh Tổ sư, tưởng nhớ bậc Thầy đã khai sáng Hệ phái Khất sĩ, phát nguyện tiếp nối con đường hoằng pháp mà Ngài đã dày công xây dựng.

Buổi lễ khép lại trong niềm tri ân sâu sắc và tinh thần phát nguyện tiếp nối con đường Tổ sư đã khai mở, gìn giữ và phát huy truyền thống Hệ phái khất sĩ Việt 

Một số hình ảnh của Lễ tưởng niệm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Download Android Download iOS
Kiện toàn và trao Quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo TP.Cần Thơ sau sáp nhập

Sáng 11/7, tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.Cần Thơ, Trung ương Giáo hội đã công bố và trao Quyết định nhân sự Ban Trị sự GHPGVN TP.Cần Thơ sau sáp nhập, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong tiến trình kiện toàn bộ máy tổ chức Giáo hội địa phương, hướng đến sự phát triển bền vững và hiệu quả trong giai đoạn hiện

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

Lai Châu: Sôi nổi hoạt động ngoại khóa của hơn 300 khóa sinh tại khóa tu mùa hè 2025

PSO – Chiều ngày 11/7/2025, tại giảng đường chùa Linh Sơn – Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lai Châu, đã diễn ra chuỗi hoạt động ngoại khóa sôi nổi dành cho hơn 300 khóa sinh đang tham gia khóa tu mùa hè 2025 với chủ đề “Thắp sáng đuốc tuệ”.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online