Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm chia sẻ Pháp thoại tới Đạo tràng Pháp Hoa chùa Bằng

Nghe đọc bài:

PSO - Nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn (15-2 Âm lịch), tại chùa Bằng - Linh Tiên tự (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TW đã có thời pháp thoại ý nghĩa tới Đạo tràng Pháp Hoa chùa Bằng nhân ngày tu tập định kỳ hàng tháng.

Mở đầu thời pháp thoại, Hòa thượng đã nhắc lại 4 sự kiện trọng đại của Đức Thế Tôn là ngày Ngài đản sinh - xuất gia - thành Đạo và nhập Niết Bàn.

Tại bài giảng, Hòa thượng cũng đã chia sẻ tới hàng Phật tử về hạnh tu của Đức Đệ Nhị Pháp Chủ GHPGVN - Cố Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch. Đối với Ngài, một năm có 4 lễ chính mà không ai có thể thay Ngài lên khóa lễ được, đó là lễ Giao thừa, lễ Đức Phật đản sinh, Thành đạo và ngày Đức Phật nhập Niết bàn. Ngài luôn đích thân tụng 2 giới luật Tỳ kheo giới và Bồ tát giới.

Nhân kỷ niệm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn, Hòa thượng đã cùng đại chúng ôn lại những lời Phật dạy, cùng đọc và nguyện thụ trì bản kinh Di Giáo để những lời Phật dạy mãi mãi hằng hữu trên thế gian. Đây là bản kinh thiêng liêng, màu nhiệm được Đức Phật thuyết trước giờ phút Ngài nhập Niết bàn. Trong kinh, ngài A - Nan bạch Đức Thế Tôn “Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, ai là người thay Ngài thống lĩnh đại chúng?”. Đức Phật đã chỉ dạy rằng: “Hãy nương vào giới luật làm thầy và mãi mãi như vậy, nơi nào giới luật hình thành, nơi nào chư Tăng trì niệm giới luật, kính ngưỡng phụng hành giới luật thì nơi đó có Phật hiện hữu, nơi đó có giáo pháp được cao minh”. Vì vậy, hàng đệ tử phải thượng tôn giới luật, kính ngưỡng phụng hành giới luật. Vì lẽ đó, từ “kính ngưỡng phụng hành giáo pháp của Như Lai” đã được ghi vào hiến chương Phật giáo Việt Nam hiện hành một cách cung kính, kính cẩn. Nơi nào giáo pháp cao minh, nơi nào kính ngưỡng giáo pháp của Phật, nơi đó được an lạc.

Sau thời khóa tụng kinh Di Giáo, Hòa thượng tiếp tục giảng giải chi tiết cho Phật tử hiểu về nội dung bản kinh. Mở đầu bản kinh đã nhắc đến sự nghiệp 49 năm thuyết pháp của Đức Phật. và bài pháp đầu tiên thuyết cho 5 anh em ngài Kiều Trần Như, cũng chính là 5 đệ tử đầu tiên của Ngài, còn người đệ tử cuối cùng chính là ngài Tu Bạt Đà La.

Hòa thượng nhấn mạnh những nội dung quan trọng mà bản kinh nói đến, bao gồm việc nhắc người Phật tử dù xuất gia hay tại gia cũng đều cần phải phụng hành giáo pháp, nghiêm trì giới luật, tôn kính tịnh giới như người mù được mắt sáng, người nghèo được vàng bạc. "Tịnh giới là đức thầy cao cả của các vị, nếu đức Như Lai ở đời thì cũng không khác. Đức Phật có ở đời hay không thì giới luật vẫn là quan trọng nhất. Ai giữ được tịnh giới thì người đó có thiện pháp, nên các thầy giữ gìn giới, không được phạm giới, không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không thể phát sinh. Các thầy Tỳ kheo ở trong tịnh giới thì phải chế ngự 5 giác quan, đừng để nó phóng túng. Thận trọng chế ngự tâm mình. Các thầy Tỳ kheo thụ dụng thức ăn hãy coi như việc uống thuốc ngon không được ham, dở không được chê. Luôn chú tâm tỉnh giác trong ăn uống. Luôn luôn tinh tiến tu tập, ban ngày làm thiện pháp, ban đêm tinh tiến tu học. Phải biết bố thí, thực hành hạnh nhẫn nhục, luôn giữ tâm chân thật, sống thiểu dục tri túc, biết đủ, ít ham muốn sẽ có Niết Bàn. Đồng thời, cần luôn an trú tự tại, nỗ lực tinh tiến, lớn tuổi phải nỗ lực, trẻ cũng càng phải nỗ lực. Tâm lúc nào cũng an trú, người xuất gia hay tại gia lúc nào cũng chỉ nghĩ đến giáo pháp, không nghĩ tới chuyện phàm. Không hý luận, học đạo thì chỉ nói chuyện đạo. Cuối cùng, Đức Phật dạy 4 chân lý về khổ, khổ do vì vô minh che lấp. Chúng ta được học giáo pháp của Phật là chúng ta đang đi trên con đường giải thoát, con đường xuất thế gian. Bản kinh này Đức Phật dạy các thầy Tỳ kheo toàn bộ cuộc đời là chuyển biến vô thường, cái gì có hợp sẽ có tan, không có gì là mãi mãi, bền chắc cho nên hãy chú tâm và tỉnh giác" - Hòa thượng nhấn mạnh.

Cuối thời pháp thoại, Hòa thượng ân sư mong rằng "tuy Đức Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng pháp thân Ngài luôn còn mãi trên thế gian này. Hơn 2500 năm qua, chân lý của Ngài vẫn hằng còn và lưu truyền, để giờ phút này Phật đang ngự trước ta, chúng ta đang cùng nhau ngự dưới chân Phật, nguyện theo dấu chân Phật và có cuộc sống an bình, cát tường".

Diệu Tường - Hồng Dung

Download Android Download iOS
Hội trại “Tuổi trẻ & Phật giáo” lần thứ 15 sẽ diễn ra tại Đồng Nai với chủ đề “Tự hào dân tộc - Tri ân báo ân”

Theo thông báo số 28/TB-PBTTNPT ngày 27/6/2025, Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử Trung ương thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội trại “Tuổi trẻ & Phật giáo” lần thứ 15 trong 4 ngày, từ 24 đến 27 tháng 7 năm 2025, tại chùa Quốc Ân Khải Tường, xã Long Phước, tỉnh Đồng Nai.

Lâm Đồng: Lễ tưởng niệm và cung tống kim quan Ni trưởng Thích Nữ Như Tâm (1940-2025)

Sáng nay, ngày 04/7/2025 (10 tháng 6 Ất Tỵ) Ban Tổ chức và môn đồ Pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm và cử hành lễ cung tống kim quan Ni trưởng Ni trưởng Thích Nữ Như Tâm trà tỳ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

[Video] Cần Thơ: Khóa tu mùa hè “Kết nối thiện duyên” với chủ đề “Đoàn kết và bao dung” tại chùa Vạn Đức

Sáng ngày 04/07/2025 (nhằm 10/06 năm Ất Tỵ) tại chùa Vạn Đức (phường Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã tổ chức khóa tu mùa hè “Kết nối thiện duyên”, với chủ đề sâu sắc, đầy ý nghĩa: “Đoàn kết và bao dung” với sự tham gia của hơn 300 khóa sinh trong địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online