Hậu Giang: Lễ truy niệm và phụng tống kim quan cố Hòa thượng Thích Thanh Biếc

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 12/8/2024 (nhằm ngày 09/7 năm Giáp Thìn), tại Điểm sinh hoạt Tôn giáo tập trung Huỳnh Qui (xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) chư Tôn đức Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hậu Giang và môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm cử hành lễ truy niệm cố Hòa thượng Thích Thanh Biếc.

Tham dự lễ truy niệm có ĐĐ. Thích Thiện Đức - Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS tỉnh Hậu Giang; ĐĐ.Thích Phước Nghiêm - Trưởng ban TT-TT Phật giáo tỉnh; ĐĐ. Thích Minh Nhựt - Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo tỉnh, cùng chư Tôn đức trong BTS sự tỉnh, chư Tôn đức các tỉnh lân cận và Phật tử gần xa về tham dự.

Trong không khí trang nghiêm, SC. Thích Nữ Nguyệt Liên - Uỷ viên BTS Phật giáo tỉnh cung tuyên tiểu sử cố Hòa thượng.

 

Hòa thượng Thích Thanh Biếc, thế danh Phan Văn Huỳnh, sinh năm 1935 tại phường Thuận An, thị xã long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Năm 1989, đủ duyên xuất trần, Ngài xuất gia tu học với Hòa thượng Thích Huệ Hạnh tại chùa Quan Âm (thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang). Đến năm 1990, Ngài cầu Pháp với Hòa thượng Thích Huệ Thành - Nguyên Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Trụ trì chùa Khánh Quang, số 97, Nam kỳ Khởi nghĩa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Pháp hiệu là Thích Thanh Biếc, thuộc dòng Lâm Tế Gia phổ đời thứ 42.

Năm 1991, Ngài thọ giới Sa Di tại tỉnh Đồng Tháp. Đến năm 1994, được Hòa thượng Thích Huệ Thành cho thọ Cụ-túc giới tại Đại Giới đàn Bửu Lai ở tỉnh Sóc Trăng.

 

Năm 2001, Ngài trở về chùa Long An (xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) giữ chức Viện chủ. Năm 2021, sau khi Điểm sinh hoạt Tôn giáo tập trung Huỳnh Qui được thành lập, Hòa thượng được cung thỉnh làm Viện chủ chứng minh.

 

Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thâu thần viên tịch vào lúc 00 giờ 00, ngày 09/8/2024 (nhằm ngày 06/7 năm Giáp Thìn) tại Điểm sinh hoạt Tôn giáo tập trung Huỳnh Qui. Trụ thế 90 năm, Hạ lạp 30 năm.

Đại diện Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, ĐĐ.Thích Phước Nghiêm dâng điếu văn tưởng niệm cố Hòa Thượng Thích Thanh Biếc. Theo đó, trong sự nghiệp phát triển đạo pháp, Hòa thượng là tấm gương tiêu biểu của vị chân tu hết lòng phụng sự đạo Pháp, không quản gian lao, không từ khó nhọc vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo Tăng Ni đem cả trí tuệ, tâm lực phụng sự cho ngôi nhà Chánh Pháp được xương minh.

SC. Thích Nữ Diệu Mỹ dâng lời cảm niệm

Tiếp đó, SC. Thích Nữ Diệu Mỹ thay mặt môn đồ pháp quyến xúc động dâng lời cảm niệm Ân sư. Sau đó, SC. Thích Nữ Diệu Nga - Uỷ viên BTS Phật giáo tỉnh gửi lời cảm tạ đến chư Tôn đức và quý Phật tử gần xa đã về tham dự lễ truy niệm cố Hòa Thượng.

Sau cùng, giây phút ngàn thu vĩnh biệt, trước linh đài khói hương quyện tỏa, chư Tôn đức Ban Trị sự tỉnh cùng môn đồ pháp quyến thành kính dâng nén tâm hương cúng dường Giác linh lần cuối thể hiện mối tâm giao, tình Pháp lữ đời đời trong Chánh pháp.

Sau lễ truy niệm, TT. Thích Chiếu Thường - Trụ trì chùa Từ Thiền (tỉnh Sóc Trăng) cử hành nghi thức tuyên pháp ngữ, phất trần. Sau đó, môn đồ đệ tử thỉnh linh mô, di ảnh, y bát và cung tống kim quan Hòa thượng nhập Bảo tháp tại chùa Long An (xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang).

Thực hiện: Phương Đại

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Trang nghiêm tưởng niệm 24 năm ngày viên tịch Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Thành

PSO - Sáng ngày 21/5 (nhằm 24/4 năm Ất Tỵ), tại Tổ đình Long Thiề, tỉnh Đồng Nai, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, đã quang lâm dâng hương tưởng niệm lần thứ 24 năm ngày viên tịch Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Thành – Phó Pháp chủ HĐCM, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Cổ truyền

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hà Nội: Cực Lạc Đường chùa Long Hưng – Lối về tâm linh trong nếp sống mai táng của Phật tử

PSO - Trong dòng chảy vô thường của kiếp người, ngày càng nhiều Phật tử không còn chọn an táng tại nghĩa trang, mà gửi tro cốt người thân về chùa – nơi an trú thanh tịnh dưới bóng Từ bi và tiếng kinh chiều sớm. Tại Hà Nội, Cực Lạc Đường chùa Long Hưng (Đông Anh) đang trở thành một mô hình mai táng tâm linh tiêu biểu, dung hòa giữa truyền thống Phật

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online