Hải Dương: Lễ rót đồng đúc Đại Hồng chung tại chùa Cao Phúc

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 16/6/2024 (nhằm ngày 11/5 năm Giáp Thìn), chùa Cao Phúc (thôn Bá Nha, xã Thanh Quang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đã diễn ra lễ rót đồng đúc Đại Hồng chung.

Chứng minh buổi lễ có ĐĐ. Thích Quảng Thuyết, UV Thường trực Ban TT-TT GHPGVN, UV Thường trực, Phó trưởng ban BTS GHPGVN Tp. Hải Dương; cùng chư Tôn đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh.

 

Về phía chính quyền có ông Nguyễn Văn Nam, Phó trưởng Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương; ông Nguyễn Hải Thanh, Cục phòng chống tham nhũng (Cục IV) Thanh tra Chính phủ; Đại tá Hoàng Hà Thủy, nguyên Trưởng phòng Công tác Chính trị Công an TP.Hải Phòng; Thượng tá Nguyễn Văn Trường, Trưởng Công an huyện Thanh Hà; ông Nguyễn Hải Đông, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng uỷ xã Thanh Quang; ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã; bà Đỗ  Thị Bích, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhất Ly; bà Vũ Thị Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Hải Nam; cùng đại diện các cơ quan chức năng, ban ngành sở tại và đông đảo tín đồ Phật tử gần xa cùng về tham dự buổi lễ.

Mở đầu buổi lễ ĐĐ. Thích Minh Phúc đã phát biểu khai mạc và đọc ý nghĩa đúc Đại Hồng chung: “Ngày nay, chuông được sử dụng một cách rộng rãi ở trong các chùa. Tùy theo nhu cầu của người sử dụng, người ta làm ra nhiều loại mẫu chuông khác nhau, nhưng chung quy thì có ba loại căn bản: Đại hồng chung, Bảo chúng chung và Gia trì chung.

Đại hồng chung là loại chuông lớn hay còn gọi là chuông U minh, chuông này thường được đánh vào những lúc đầu hôm và cuối đêm. Đánh vào lúc đầu hôm là để thức tỉnh và nhắc nhở mọi người rằng: “Vô thường mau chóng, chẳng hẹn một ai, khi hơi thở ra mà không trở lại là qua đời khác”. Còn đánh vào lúc cuối đêm là để sách tấn mọi người mau mau tu tập, đoạn trừ mọi phiền não cấu uế của tự tâm, gạn lọc tham, sân và si là ba thứ gây ra tội lỗi, trói buộc trong vòng sanh tử luân hồi. Lối đánh chuông này, thường là 108 tiếng, ý nghĩa biểu trưng cho 108 thứ phiền não của chúng sinh, khi chuông đánh lên thì 108 thứ phiền não này đều bị rơi rụng, trí tuệ phát sinh, căn lành tăng trưởng, đạt được sự giải thoát giác ngộ trong tương lai.

Bảo chúng chung hay còn gọi là Tăng đường chung, tức là loại chuông này dùng để báo tin trong lúc nhóm họp Đại chúng, thọ trai hoặc khi lên khóa lễ hay kiền chùy … trong các chùa.

 

Gia trì chung là loại chuông dùng để đánh trong trường hợp đầu bài hoặc cuối bài những câu kinh hay câu sám, hoặc cũng có lúc xuống dòng của đoạn hay của câu, và còn ra hiệu cho biết khi bắt đầu hoặc chấm dứt buổi lễ. Đồng thời cũng là để điều hòa cho người tụng kinh, lễ Phật được nhịp nhàng đều đặn, hướng người tụng vào một con đường duy nhất là Chí Tâm.

 

Âm ba của tiếng chuông như là một liều thuốc “trực chỉ nhân tâm”, xoáy sâu vào thức A Lại Da của mọi người, vượt thoát không gian và thời gian, phá tan mọi thành trì căn trần và thức, bức phá mọi gốc rễ của vô minh ngàn đời tăm tối, đưa hành giả tới chỗ hốt nhiên, vỡ òa, chạm được cửa ngõ của Bản Lai, vào sâu căn nhà của Diện Mục, “linh linh bất muội, liễu liễu thường tri”. Quả là hợp với câu:

“ Hồng chung vang vọng tiếng ban đầu

Địa ngục A Tỳ thăm thẳm sâu

Thiên đường Hữu Đảnh ngân vang khắp

Trước Phật mười phương con cúi đầu”.

Chư tôn đức cử hành nghi lễ gia trì, chú nguyện tại buổi lễ

Sức công phá, sự lan tỏa của nó không chỉ hạn hữu ở thế giới hiện thực, mà nó còn quét sâu vào thế giới siêu hình, tạo nên một sự nối kết hoàn hảo, bù đắp cho những thiếu hụt trong quá khứ, gắn kết với đời sống hiện tại, xây dựng một kết quả viên mãn trong tương lai. Tính chất này giúp cho người hiện còn có thêm những phương tiện, thể hiện lòng tri ân và báo ân của mình đối với những người đã khuất, xua đi tất cả những mặc cảm, thân phận của cuộc đời, để nhích lại gần với nhau hơn trên lộ trình “pháp giới đồng nhất thể”.”

Cuối cùng, ĐĐ. Thích Quảng Thuyết đã có lời đạo từ khuyến tấn tới đại chúng về ý nghĩa và công đức của việc làm chùa, tô tượng, đúc chuông bởi:

Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ tông

 

Đại đức mong rằng, dưới sự giúp đỡ tận tình của chính quyền sở tại, chư Tăng và bà con Phật tử bản tự sẽ đoàn kết, hòa hợp, cùng xây dựng chốn già lam trang nghiêm, tố hảo.

 

Kết thúc buổi lễ là nghi thức niệm hương cầu nguyện và trì trú Đại Bi của chư Tôn đức chứng minh và toàn thể đại chúng tham dự.

CTV

Download Android Download iOS
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sách tấn hành giả tại Đạo tràng an cư chùa Long Phước Thọ

Sáng 19/7, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã quang lâm thăm và sách tấn gần 250 hành giả Tăng Ni đang cấm túc an cư theo truyền thống Phật giáo Bắc tông trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569, tại chùa Long Phước Thọ (Đồng Nai).

TP.HCM: Lễ Húy nhật lần thứ 2 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thọ, khai sơn chùa Giác Hạnh

PSO - Sáng 20/7 (tức ngày 26/6 năm Ất Tỵ), tại chùa Giác Hạnh (phường Phước Thắng, TP.HCM), Thượng tọa Thích Đồng Sỹ, trụ trì chùa Giác Hạnh đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhựt lần thứ 2 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thọ, khai sơn chùa Giác Hạnh và hiệp kỵ chư vị Hòa thượng ân sư – cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Đồng Huy và cố Trư

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online