Hà Nội: Vững chãi thảnh thơi trong ngày tu tập thứ hai của khóa tu xuất sĩ "Xuân trong cửa Thiền"

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 8/3/2025, bước sang ngày tu tập thứ hai của khóa tu xuất sĩ với chủ đề "Xuân trong cửa Thiền", gần 100 quý Tăng Ni lớp Đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc khóa II đã có những giờ phút tu tập đầy ý nghĩa và thấm đượm hương thiền vị tại chùa Vạn Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Trong sớm mai se lạnh, sau khi tọa thiền, tụng kinh sáng, quý Tăng Ni tham dự khóa tu đã cùng nhau bước từng bước chân vững chãi, thảnh thơi trong giờ thiền hành, cảm nhận nguồn năng lượng thanh tịnh an bình nơi chốn thiền môn.

Cũng trong buổi sáng này, đại chúng đã vân tập về Thiền đường, lắng nghe thời pháp thoại của thầy Pháp Từ - Tăng thân Làng Mai.

Tại đây, quý Thầy giảng sư đã nhấn mạnh pháp môn căn bản nhất, bản kinh căn bản nhất mà người tu cần phải nắm vững và thuộc lòng là kinh Tứ Niệm Xứ. Trong kinh Tứ Niệm Xứ có nói “Này các Tỳ kheo, đây là con đường duy nhất để giúp chúng sinh vượt thoát phiền não, tiêu diệt ưu khổ và chứng được Niết Bàn, đây là con đường của 4 phép an trú trong chính niệm”. Như trong kinh Pháp Hoa đã nói, dù tu pháp nào thì cùng đi trên một con đường đó là nâng cao cái thấy của mình như là cái thấy của chư Phật.

Sau đó, thầy Pháp Từ cũng đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc giữ và thực tập chính niệm trong từng hơi thở, đã được đề cập qua các kinh điển cũng như được các bậc Tổ sư của Việt Nam nhấn mạnh qua các thời kỳ lịch sử Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền, từ thời Ngài Khương Tăng Hội cho đến thời nay là dòng thiền Trúc Lâm và dòng thiền Làng Mai cũng không có khác biệt. Các pháp môn tuy có sự thực tập khác nhau, song không khác về bản chất, đó là thực tập chính niệm. Nếu không có chính niệm thì không có định, không có định thì không có tuệ. Trí tuệ của người tu là sự buông bỏ, chuyển hóa niềm đau nỗi khổ, bế tắc trong cuộc sống của chính mình. Pháp môn Làng Mai cũng là sự thừa hưởng của chư Tổ Việt Nam từ xa xưa tới nay.

Tiếp theo, quý Thầy giảng sư đã chia sẻ việc thực tập pháp môn mà mình đang tu học để có thể ứng dụng vào đời sống, đặt trên nền tảng mà chư vị Tổ sư đã chỉ dạy sao cho hợp với thời đại, nhằm giúp cho đất nước, xã hội, dân tộc ngày càng phát triển, vững mạnh và mang tính kế thừa cho thế hệ hậu học sau này. Cũng như việc Sư ông Làng Mai với tâm nguyện làm thế nào để Phật giáo đi vào đời để đem lại lợi lạc cho nhân loại, với các hoạt động vì hòa bình của Sư ông được cả thế giới công nhận.

Cuối buổi chia sẻ, Thầy Pháp Từ đã dành thời gian để cùng quý chư Tăng Ni thảo luận, đàm đạo và giải đáp các câu hỏi xoay quanh vấn đề tu học và hành đạo.

Bữa cơm trưa an lạc ấm tình huynh đệ đồng tu

Chiều và tối cùng ngày là những hoạt động gắn kết tình pháp lữ, qua những trò chơi kết nối, sinh hoạt gia đình. 

Đặc biệt là chương trình "Ngồi thiền - Bình thơ" diễn ra tại Thiền đường vào buổi tối dưới sự chứng minh của Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Ban Hoằng pháp TW, Trụ trì chùa Vạn Phúc. Trong không gian tịch tĩnh, quý Thầy cô đã cùng ngồi lại bên nhau, sống chậm và an lạc trong từng khoảnh khắc, lắng nghe tiếng chuông của sự tỉnh thức, hát những bài Thiền ca thấm tình đời ý đạo, chia sẻ cho nhau những khó khăn thử thách trong cuộc đời người Tu sĩ, để từ đó tiếp thêm cho nhau năng lượng tích cực, tiếp thêm ý chí để cùng nhau vững bước trên con đường hoằng pháp lợi sinh.

Diệu Tường - Tiến Lộc

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

[Video] TP. Cần Thơ: Chùa Giác Nguyên tổ chức khóa tu với chủ đề: “Tuổi trẻ hướng về Vesak 2025”

PSO – Nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Đại lễ Vesak – ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn, sáng ngày 4/5/2025 (nhằm 7/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Giác Nguyên (xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ), đã tổ chức khóa tu một ngày dành cho thanh thiếu niên vớ

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online