Hà Nội: Niềm An lạc trong ngày thứ ba của khóa tu xuất sĩ “Xuân trong cửa thiền” tại chùa Vạn Phúc

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 9/3/2025, gần 100 vị Tăng Ni sinh khóa II lớp Đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc đã bước vào ngày tu tập thứ ba của khóa tu “Xuân trong cửa thiền” diễn ra tại chùa Vạn Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Trong ngày tu này, ngay từ khi mặt trời còn chưa ló rạng, ngôi già lam Vạn Phúc vẫn còn như ẩn hiện sau màn sương sớm, chư Tăng Ni đã cùng vân tập về nơi Thiền đường, tĩnh tâm tọa thiền, quán chiếu nội tâm và tụng thời kinh theo Pháp môn Làng Mai, hồi hướng cầu nguyện cho thế giới hòa bình, Phật pháp hưng long, nhân dân an lạc.

Theo chương trình tu học, các buổi sáng trong khóa tu đều sẽ có những thời pháp thoại của quý chư Tôn đức. Trong buổi sáng ngày tu tập thứ ba này, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Ban Hoằng pháp TW, Trụ trì chùa Vạn Phúc đã quang lâm và chia sẻ với chư Tăng Ni về mùa xuân của người tu sĩ.

Mở đầu thời pháp thoại, Thượng Tọa Thích Chiếu Tuệ đã chia sẻ về tên gọi của khóa tu “Xuân trong cửa thiền”. Theo đó, hai từ “mùa xuân” không chỉ được nhắc trong những đề tài âm nhạc, văn thơ của người thế tục, mà các bậc Tổ sư Việt Nam cũng như các vị sư Trung Hoa, cho đến Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Hòa thượng Thích Thanh Từ cũng đã nhắc rất nhiều trong các bài thơ. Với ý nghĩa chủ đề là mùa xuân, Thượng tọa đã nhấn mạnh với chư Tăng Ni về vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để có mùa xuân của người tu, của người có chí hướng xuất trần thượng sĩ.

Các bậc Tổ đức khi xưa đã nói “Tứ thời bát tiết bình an”. Từ câu nói này, Thượng tọa đã chỉ rõ cho chư Tăng Ni cùng hiểu về quy luật của tự nhiên, của 4 mùa và 8 tiết. Khi chúng ta hiểu rõ được quy luật vận hành của vũ trụ và sống theo đúng với quy luật này thì mọi thứ sẽ luôn thuận lợi. Từ đời sống tâm linh cho đến cuộc sống thế tục đều chịu ảnh hưởng của quy luật này.

Tiếp đó, Thượng tọa đã đọc lại bài thơ về mùa xuân của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và đã được sư ông Trúc Lâm dịch nghĩa như sau:

XUÂN VÃN
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, 
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung. 
Như kim khám phá Đông hoàng diện, 
Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.
Hòa thượng Trúc Lâm dịch:
CUỐI XUÂN 
Thuở bé chưa từng rõ sắc không, 
Xuân về hoa nở rộn trong lòng. 
Chúa Xuân nay bị ta khám phá, 
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng.

Từ bài thơ trên, Thượng tọa giảng giải và nhắc nhở chư Tăng Ni về sự khác nhau của mùa xuân giữa tục đế và chân đế, giữa người thế tục và người xuất trần. Với người thế tục niềm vui là ngũ dục, với người xuất trần niềm vui là bồ đoàn, thiền và ngắm hoa nở trong tâm. Trong công việc hay cả việc đơn giản như điều chỉnh tứ đại cũng cần phải biết sắp xếp cân đối hợp lý, không nên đặt nặng, cầu kỳ, cần phải đơn giản hóa tối đa để cắt bớt những ràng buộc của thân sẽ tốt cho việc tu tập. Nếu chúng ta vẫn mãi vướng mắc thì sẽ như người đi lang thang trong màn sương, không thể giải thoát được.

Trong việc hoằng pháp, Thượng tọa cũng nhấn mạnh muốn hoằng pháp thì phải đem tinh thần của người tu giải thoát để hoằng pháp, xây dựng niềm tin trên nền tảng lời nói phải đi đôi với việc làm và kết quả. Thượng tọa luôn áp dụng 4 câu đối của cố Hòa Thượng Duy Giác (Đài Loan) để học theo “Đối thượng dĩ kính, đối hạ dĩ từ, đối nhân dĩ hòa, đối sự dĩ chân”.

Cuối thời pháp thoại, Thượng tọa nhắn nhủ đến quý chư Tăng Ni, “mong huynh đệ hãy hưởng mùa xuân của người tu để làm sao mùa xuân ấy luôn hiện hữu trong đời. Khi mùa xuân hiện hữu trong tâm của chúng ta thì các pháp sẽ được hiển bày. Nhìn rõ được pháp phương tiện trước sau đó sẽ thấy được pháp rốt ráo. Là một người hoằng Pháp, chúng ta phải thấy được điều đó thì ứng dụng chắc chắn sẽ được thành công. Nếu không làm được thì như người có phúc mà không được hưởng, có gạo mà không biết nấu cơm”.

Trong ngày tu ngoài những thời khóa cơ bản như niệm Phật, tụng kinh, tọa thiền, thiền hành hay sinh hoạt pháp đàm, chia sẻ pháp môn Làm mới… điểm đặc biệt của ngày tu thứ ba chính là nghệ thuật Đoán quẻ Kiều diễn ra vào buổi tối tại Thiền đường.

Được biết, bói Kiều từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đẹp ở Làng Mai, một loại hình giải trí lành mạnh, dựa trên việc tham khảo ý kiến cụ Nguyễn Du, Ni sư Giác Duyên và đạo cô Tam Hợp về tình trạng hiện tại của mình và để biết tu tập tiếp xử cách nào cho có hạnh phúc và thành công trong tương lai. Trong chương trình, sau khi Tăng Ni sinh bốc quẻ xong, sẽ được nghe quý thầy, quý sư cô Làng Mai ngâm thơ, lý, hò qua các giọng Bắc, Trung, Nam vô cùng ngọt ngào và rất đỗi thân quen. Câu Kiều như chân thật, gần gũi, như đang thong dong dạo chơi trong lời giải của Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ và quý chư Tôn đức. Có thể nói, đây là một buổi tham vấn nhẹ nhàng, thiền vị, giúp quý Tăng Ni sinh tham dự cuộc chơi và dễ dàng nói thật được những gì mình đang có khó khăn. Trong khung cảnh ấy, cảm nhận như mỗi người đều đang tham dự một cuộc trao đổi văn hóa cùng những lời khuyên hiền thiện mang nhiều nét đẹp trong tác phẩm như đang về sống với thời đại mới. Qua đó đại chúng có cơ hội hiểu thêm đời sống tâm linh và mong ước của nhau.

Chương trình đã khép lại ngày tu tập thứ ba tràn đầy niềm an vui, hỷ lạc, ấm tình pháp lữ.

Diệu Tường - Tiến Lộc

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

[Video] TP. Cần Thơ: Chùa Giác Nguyên tổ chức khóa tu với chủ đề: “Tuổi trẻ hướng về Vesak 2025”

PSO – Nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Đại lễ Vesak – ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn, sáng ngày 4/5/2025 (nhằm 7/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Giác Nguyên (xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ), đã tổ chức khóa tu một ngày dành cho thanh thiếu niên vớ

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online