Hà Nội: Đại biểu tham gia Hội thảo khoa học quốc gia thăm quan các di tích lịch sử

Nghe đọc bài:

Nằm trong chuỗi hoạt động của Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: Phát huy tinh thần “Phụng Đạo, yêu Nước, hộ Quốc, An Dân” của Phật giáo thời Lý, Trần trong xây dựng nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh hướng tới hùng cường. 

Ngày 30 tháng 03 năm 2024 (Tức ngày 21 tháng 2 năm Giáp Thìn), Ban Tổ chức Hội thảo tổ chức tham quan các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chùa Thầy, chùa Láng và chùa Duệ Tú ở Hà Nội 

Phái đoàn tại chùa Thầy
Phái đoàn tại chùa Láng
Phái đoàn tại chùa Duệ Tú

Phái đoàn với sự tham dự của chư Tôn đức Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ; Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh thành; Đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành TƯ, TP. Hà Nội, Ủy ban TƯMTTQVN, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Trường Đại học Khoa học - xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)và các đại biểu, Giáo sư, Tiến sĩ viện nghiên cứu Tôn giáo các ban ngành về tham dự.
Phái đoàn đã tới thăm quan chùa Thầy. Chư Tôn đức làm lễ Niêm hương và tham quan khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Chùa Thầy. 
Chùa Thầy được xây dựng dưới thời Lý, lịch sử chùa Thầy gắn với giai thoại về cuộc đời nhà sư Từ Đạo Hạnh. Ban đầu, khi mới dựng chùa, nơi đây chỉ là một am nhỏ, thường được gọi là Hương Hải am. Sau đó, chùa được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại bao gồm 2 cụm chùa: chùa Dưới (Thiên Phúc Tự) và chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự). 

Chư Tôn đức làm lễ niêm hương tại chùa Thầy

Buổi trưa, đoàn đã đến chùa Khai Nguyên thắp hương, lễ Phật và dùng cơm trưa tại đây. 

Chư Tôn đức làm lễ niêm hương tại chùa Khai Nguyên

Tiếp theo, đoàn đã đến chùa Duệ Tú. Tại đây, chư Tôn đức đã làm lễ niêm hương, bái Phật, cầu nguyện cho hội thảo được diễn ra thành công tốt đẹp.
Chùa Duệ Tú tương truyền được xây từ đời vua Lý Nhân Tông (1073-1129) bởi thiền sư Đại Điên, tên thật là Lê Nghĩa. Bản ngọc phả năm 1579 và bản sao năm 1737 đều chép rằng sau khi cha mẹ mất Lê Nghĩa đã tự hiến đất nhà mình để dựng chùa Quảng Khai Tự làm nơi tu hành.

Chư Tôn đức làm lễ niêm hương tại chùa Duệ Tú

Chùa Duệ Tú có hệ thống tượng Phật giáo đầy đủ. Hiện vẫn còn giữ được một số pho mang phong cách nghệ thuật điêu khắc của thế kỷ 18-19. Ngoài ra ở ngay chính điện có một pho tượng sư Đại Điên to bằng người thật ngồi trong khám thờ. Cạnh đó là tấm bia đá dựng năm Bảo Đại 16 (1941) khắc ghi 3 đạo sắc phong cho Đại Điên vào năm Gia Long 9 (1810), Duy Tân 9 (1915) và Khải Định 9 (1924). 
Cuối ngày, đoàn đã ghé thắm chùa Láng. 
Chùa Láng được xây dựng vào thời vua Lý Anh Tông (1138 – 1175). Kiến trúc đền thờ của Chùa Láng mang nhiều nét riêng biệt. Ngoài thờ Phật, Chùa Láng còn thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông.

Chư Tôn đức làm lễ niêm hương tại chùa Láng


Thiền sư Từ Đạo Hạnh không chỉ được nhớ đến là bậc đại thánh, phép thuật cao minh, mà còn là cụ tổ nghề múa rối nước. Hiện nay, ở Hà Nội, Chùa Láng và Chùa Thầy là hai nơi thờ Ngài. 
Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: Phát huy tinh thần “Phụng Đạo, yêu Nước, hộ Quốc, An Dân” của Phật giáo thời Lý, Trần ”trong xây dựng nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh hướng tới hùng cường”. được tổ chức với sự phối hợp của: Ủy ban TƯMTTQVN, Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư; Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Trường Đại học Khoa học - xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), vào ngày 30 – 31-3-2024, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 


Phật sự online sẽ liên tục đưa tin sự kiện này, kính mong quý vị đón theo dõi. 

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

Tin, ảnh: Ekip Pso

Download Android Download iOS
GHPGVN được chuyển giao đăng cai Đại lễ Vesak LHQ 2025 trong lễ bế mạc Vesak 2024

PSO - Sau hai ngày diễn ra sôi nổi, Đại lễ Vesak lần thứ 19 tại Thái Lan đã bế mạc vào chiều ngày 20/05/2024. Sự kiện này đã diễn ra với nhiều hoạt động thảo luận và trao đổi về chủ đề "Con đường xây dựng niềm tin và đoàn kết phật giáo" được tổ chức tại Trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn và Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc (UNCC), Thủ đô B

Long An: Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tri ân các Anh hùng liệt sĩ và Khánh thành giai đoạn 2 Khu di tích lịch sử quốc gia đồn Long Khốt

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 19/5/2024, tại ấp Trung Môn, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, (tỉnh Long An), UBND tỉnh Long An đã tổ chức lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ và khánh thành giai đoạn 2 Đền thờ liệt sĩ, Khu di tích lịch sử quốc gia khu vực đồn Long Khốt.

Quảng Ngãi: Phân ban GĐPT huyện Bình Sơn công diễn đêm văn nghệ cúng dường Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024

PSO - Hòa chung không khí trang nghiêm đón chào mùa Phật đản lần thứ 2568, ngưỡng vọng tri ân và cúng dường lên Đấng Thế Tôn, tối ngày 19/5/2024 (nhằm ngày 12/4 năm Giáp Thìn), tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện Bình Sơn - cChùa Sắc tứ Diệu Giác (thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) Phân ban Gia đình Phật tử huyện tổ chức công diễn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online