Đồng Nai: Trưởng lão Hòa thượng Giác Giới thuyết pháp tại khóa tu Truyền thống Giới Định Tuệ lần thứ 41 tại Tịnh xá Ngọc Long

Nghe đọc bài:

PSO- Ngày 08/04/2025 (nhằm 11 tháng ba năm Ất Tỵ), tại Tịnh xá Ngọc Long (xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) Trưởng lão Hòa thượng Giác Giới - Phó Thư ký kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh; Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái Khất sĩ; Viện chủ Tịnh xá Ngọc Viên, Trụ trì Tổ đình Minh Đăng Quang Vĩnh Long đã thăng tòa thuyết giảng hai thời pháp cho chư Ni hành giả đang tham dự Khóa tu Truyền thống Giới Định Tuệ lần thứ 41 của Ni giới HPKS.

Trưởng lão Hòa thượng Giác Giới - Phó Thư ký kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh; Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái Khất sĩ

Trưởng lão Hòa thượng mở đầu bài pháp bằng việc nhấn mạnh nền tảng Giới thanh tịnh – Định thanh tịnh – Tuệ thanh tịnh là cốt lõi của con đường hành trì đưa đến giải thoát. Hòa thượng cũng lưu ý rằng con đường tu tập không dừng lại ở Giới – Định – Tuệ mà còn hướng đến sự thanh tịnh và giải thoát trọn vẹn qua Giải thoát Thanh tịnh và Giải thoát Tri kiến Thanh tịnh, là mục tiêu tối thượng của người tu hành, đánh dấu sự thanh tịnh toàn diện trên con đường đạo.

Dẫn ý Kinh Thí dụ lõi cây, Ngài nhấn mạnh: Phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến mà là tâm giải thoát bất động, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.

Trong bài pháp thoại trích từ Kinh Thánh Cầu, Hòa thượng đã khái quát nội dung cốt lõi của một trong những bản kinh quan trọng nhất, ghi lại hành trình tâm linh sâu sắc của Đức Phật. Đức Phật chỉ rõ hai con đường tìm cầu: Phi Thánh cầu – là sự đeo đuổi những gì thuộc về sinh diệt như tài sản, danh vọng, sắc dục; và Thánh cầu – là con đường hướng đến sự giải thoát sinh tử luân hồi.

Trong bài pháp thoại Hòa thượng dẫn chứng nhiều kinh điển, kết hợp với những trải nghiệm thực tế trong tu tập, giúp hành giả dễ dàng tiếp nhận và quán chiếu.

Hòa thượng nhấn mạnh tinh thần giáo hóa từ bi và trí tuệ của Đức Phật, luôn thấu hiểu căn cơ để có phương pháp thích hợp giáo hóa chúng sanh. Như Đức Phật giáo hóa Châu Lợi Bàn Đặc, độ đệ tử của Ngài Xá Lợi Phất. Theo Hòa thượng, người thầy cần trí tuệ, từ bi và sự khéo léo trong phương tiện giáo hóa. Hòa thượng cũng nhắc đến sự nghiêm khắc của Đức Phật với 500 Tỳ kheo ồn ào để nhấn mạnh kỷ luật, và câu chuyện Tôn giả La Hầu La ngủ nơi nhà xí như lời nhắc nhở về sự quan tâm, dìu dắt của người thầy.

Trong các thời pháp thoại, Hòa thượng nhắc đến hình ảnh Đức Phật với nắm lá trong tay để dạy rằng Đức Phật chỉ truyền trao những gì thật sự cần thiết cho sự tu tập và giải thoát. Người hành giả cần buông bỏ tìm cầu vô ích, phải thực hành đúng chánh pháp để thể nhập chân lý. 

Không khí giảng đường thanh tịnh trang nghiêm ngậo tràn hoan hỷ, mỗi lời giảng của Hòa thượng thấm sâu vào tâm thức đại chúng, thắp sáng niềm tin, khơi dậy tinh thần cầu học, chí nguyện tu hành, và lòng tôn kính sâu xa đối với Tam Bảo cùng con đường giải thoát mà chư Phật, Tổ Thầy đã khai mở.

Cuối thời pháp thoại, Ni sư Tuệ Liên – Phó Ban Tổ chức Khóa tu, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Long – đã thay mặt đại chúng dâng lời tri ân sâu sắc đến Trưởng lão Hòa thượng đã từ bi quang lâm, ban bố thời pháp thoại đầu tiên của Khóa tu. Hòa thượng đã truyền trao dòng sữa pháp thanh lương, không những hướng dẫn con đường tu tập, mà còn là nguồn năng lượng tâm linh nuôi lớn hạt giống Bồ-đề trong lòng đại chúng.

Trong niềm cảm niệm ân đức ấy, đại chúng đồng phát nguyện khắc ghi lời dạy, tinh tấn tu hành, lấy trí tuệ làm ánh sáng, từ bi làm hành động, vững bước trên con đường giải thoát.

*Một số hình ảnh được ghi nhận:

  Ban Truyền thông NGKS

Download Android Download iOS
[Video] Trọng thể lễ cung nghinh Xá-lợi Đức Phật nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Sáng nay, 2/5, Xá-lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung nghinh trọng thể từ Ấn Độ về Việt Nam bằng chuyên cơ quân sự đặc biệt, dưới sự hộ tống trực tiếp của Bộ trưởng Các vấn đề Nghị viện và Dân tộc Thiểu số Ấn Độ - Ngài Kiren Rijiju; Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa bang Andhra Pradesh - Ông Kandula Durgesh, cùng các vị cao Tăng và quan chức Cấp c

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

Long An: Chùa Vạn Linh tổ chức khóa tu hướng về Vesak thiêng liêng và chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước

PSO - Ngày 30/4/2025 (nhằm ngày 02/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Vạn Linh, xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, các bạn trẻ, quý Phật tử đã trang nghiêm vân tập về đạo tràng thanh tịnh để tham dự khóa tu một ngày, với chủ đề sâu sắc và đầy ý nghĩa “Tuổi trẻ chùa Vạn Linh hướng về Vesak thiêng liêng và chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thốn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online