Đồng Nai: Thiền viện Phước Sơn cung rước Tam tạng Pali và khai mạc khóa tu học Pali Abhidhamma lần 1 năm 2024

Nghe đọc bài:

       

PSO - Từ Pàli Abhidhamma bao gồm hai phần: Abhi nghĩa là vi tế hoặc thâm diệu, và dhamma nghĩa là sự thực hay chân lý. Vì vậy Abhidhamma là sự thực hay giáo lý vi diệu. Toàn bộ lời dạy của Ðức Phật có thể cô đọng lại trong một từ: Dhamma, hình thức Sanskrit là Dharma. Trong ngôn ngữ pàli, ngôn ngữ mà Ðức Phật dùng để thuyết giảng, hình thức Dharma được làm dịu là Dhamma. Dhamma ở đây là sự thực. Bởi vì nó có thể làm cho người ta hiểu rõ sự thực nên Giáo lý cũng được gọi là Dhamma (sự thực).

Sáng ngày 9/3/2024, tại Thiền viện Phước Sơn (phường Phước Tân, Tp. Biên Hòa) đã trang nghiêm diễn ra buổi lễ cung đón Bộ kinh Pali Abhidhamma gồm 118 cuốn và khai mạc khóa tu học Tam tạng Pali Abhidhamma. 

Chủ trì buổi lễ có HT. Bửu Chánh, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh, Trụ trì thiền viện Phước Sơn; ĐĐ. Phước Toàn, Ủy viên Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo TƯ GHPGVN, cùng chư Tăng, Tu nữ và Phật tử đồng tham dự.

Niềm hoan hỷ của Phật tử trong ngày tu học Pali Adhidhamma.

Khóa học Pali Abhidhamma có thể xem là một khóa học tâm lý học của Phật giáo vì bốn vấn đề được đem ra giải thích cặn kẽ hoàn toàn thuộc về con người và đặc biệt là phần tâm thức. 4 pháp được đề cập là Citta (tâm), Cetasika (Tâm sở), Rùpa (sắc), và Nibbàna (Niết-bàn). Tâm, Tâm sở, Niết-bàn dĩ nhiên thuộc về tâm thức, nhưng sắc pháp ở đây nói nhiều về thân thể con người và sự liên lạc giữa thân thể ấy với tâm thức. Đạo Phật không bao giờ tách rời Tâm và Sắc, vì cả hai đều liên quan tương đối. Chia theo 2 pháp thì Nàma (danh) thuộc về Tâm pháp và Rùpa (Sắc) thuộc về Sắc pháp. Nói đến 5 Uẩn, thì Rùpakkhandha (Sắc uẩn) thuộc về Sắc pháp, còn 4 Uẩn còn lại thuộc về tâm pháp v.v...

Điểm nổi bật nhất trong môn học Pali Abhidhamma là sự phân tích rất tinh tế và tỷ mỷ các tâm và tâm sở và theo Pali Abhidhamma có đến 89 hay 121 tâm (Citta) và 52 tâm sở (Cetasika).

Phát biểu trong buổi lễ, HT. Bửu Chánh cho biết: “Pali Abhidhamma (vi diệu pháp) là một tạng trong Tam tạng, chúng ta học hôm nay mang ý nghĩa về bản chất giả tạm, khổ não của thế gian và con đường ra khỏi giả tạm, dừng lại tất cả, trở về với chính mình, với tâm chánh niệm tỉnh giác, chúng ta tu học chánh pháp chính là chúng ta đang tu học những lời Phật dạy, học theo và hành theo những gì đức Phật đã làm cách nay 2600 trước đã chứng ngộ không thầy chỉ dạy”

Phật tử trong Hội từ thiện bàn tay nhân ái dâng cúng Tam tạng thánh điển Pali Adhidhamma lên Hòa thượng Bửu Chánh.

Được biết, tại buổi dâng sách, ông Huỳnh Xuân Thiển - Pháp danh Ngô Minh Trí đã ôn lại câu chuyện cơ duyên dâng cúng pháp bảo đến các tự viện thuộc Hệ phái Nam tông kinh, bộ sách bao gồm 118 cuốn: 40 quyển Tipitaka Mula, 52 quyển Atthakatha, 26 quyển Tika Anya; nhằm hộ trì chánh pháp được trường tồn làm lợi lạc chúng sinh, Hội từ thiện bàn tay nhân ái  dâng cúng Pali Adhidhamma sẽ được tiếp tục ở chùa Bửu Long (Tp. Thủ Đức) chùa Tam Bảo (Tp. Đà Nẵng), chùa Long Hưng (quận 12) trong tháng 3/2024; Thiền viện Nguyên Thủy (Tp.Thủ Đức) vào ngày 22/04/2024.

ĐĐ. Phước Toàn cung nghinh Tam tạng thánh điển PaLi tại thiền viện Phước Sơn

Phân ban TT-TT PG Nam tông Kinh TƯ GHPGVN

Download Android Download iOS
Gieo duyên lành, nảy mầm an lạc: Hành trình chiêm bái Xá lợi Phật của đại gia đình MaiLisa

Trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh của những ngày đầu tháng Tư Phật đản, đất trời Thành phố Hồ Chí Minh như linh thiêng hơn khi đón nhận một bảo vật vô giá: Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật quốc gia của Ấn Độ lần đầu tiên, ánh hào quang từ bi và trí tuệ của bậc Giác Ngộ đã hiện diện nơi đây, đánh dấu một trang sử thiêng liêng trong d

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online