Đồng bào Khmer nô nức trước Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Chỉ còn vài ngày nữa là Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh lần thứ XIV sẽ diễn ra. Những ngày qua, tại các chùa Khmer, các phum, sóc, các vận động viên đang ráo riết luyện tập các môn thể thao để tham gia thi đấu. Đặc biệt là đua ghe ngo hiện nay, các đội đua đang bước vào giai đoạn gấp rút tập luyện, không khí nhộn nhịp từ đầu phum đến cuối sóc.

Gò Quao là một trong những địa phương của tỉnh có phong trào đua ghe ngo phát triển. Môn thể thao này đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu tại lễ hội Ok Om Bok hàng năm. Trước hội đua năm nay, các đội ghe ngo trên địa bàn huyện đã và đang khẩn trương tập luyện, sửa chữa, sơn vẽ lại hoa văn trên thân ghe, với kỳ vọng thay đổi vị trí trong làng đua ghe ngo tỉnh.

Đội ghe ngo nữ chùa Cà Nhung (Gò Quao) luyện tập

Vào 16 giờ hàng ngày, các vận động viên chùa Cà Nhung lại đến chùa để tham gia luyện tập. Với niềm đam mê đua ghe ngo, đến nay việc bơi đã cơ bản ổn, sức khỏe các vận động viên đều ổn định, hứa hẹn sẽ mang lại mùa giải thành công.

Đội ghe ngo chùa Sóc Ven Mới (Gò Quao) thực hiện nghi thức hạ thủy

Tại chùa Sóc Ven Mới (Gò Quao) việc luyện tập đã được chuẩn bị đến nay hơn 1 tháng. Bên cạnh luyện tập thể lực, các vận động viên còn luyện tập bơi trên ghe ngo để đảm bảo đều tay bơi. Vào các buổi chiều, đội ghe ngo lại cùng nhau luyện tập, tiếng còi, tiếng cổ vũ của người dân dọc con sông làm cho không khí luyện tập thêm phấn khởi. 

Chùa Thôn Dôn (TP. Rạch Giá) tổ chức nghi thức hạ thủy

TP. Rạch Giá có đội ghe duy nhất của chùa Thôn Dôn đi tham dự thi đấu tại ngày hội. Những ngày qua, các vận động viên đã cố gắng luyện tập hơn các đội khắc vì mục tiêu chinh phục cup vàng về đội. Với những thành tích đạt được như giải Nhì cự ly 800m nam và cự ly 1.000m nam tại Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh lần thứ XIII, đội ghe ngo chùa Thôn Dôn quyết tâm bên cạnh duy trì thành tích, đội còn phấn đấu đạt giải cao hơn.

Bên cạnh giải đua ghe ngo, khi tham gia ngày hội, người dân còn được chiêm ngưỡng nét đẹp của bè Thủy Lục. Năm nay, toàn tỉnh có 7 bè Thủy Lục đến từ các chùa Nam tông Khmer của 2 huyện Gò Quao và Châu Thành.

Giàn Thủy Lục chùa Thủy Liễu (Gò Quao) tham gia tại ngày hội

Tại các chùa Sóc Sâu, Bần Bé, Thủy Liễu, Sóc Ven Mới, Lục Phi, Tổng Quản trên địa bàn huyện Gò Quao và chùa Khlang Mương (Châu Thành) đã tận bật chuẩn bị các công đoạn cuối của bè Thủy Lục. Phần lớn các chùa tận dụng những bè của những năm trước, trang trí hoa văn mới, sửa chữa đèn chiếu sáng để tham gia thi đấu. 

Hòa thượng Lý Long Công Danh - Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Gò Quao cho biết: “Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh lần thứ XIV thu hút được sự quan tâm từ người dân trên địa bàn tỉnh. Những ngày qua, các chùa, các vận động viên đã ráo riết luyện tập bơi ghe ngo, làm mới, sửa chữa bè Thủy Lục để đến với ngày hội. Trong các phum, sóc, các chùa những tiếng cười, tiếng cổ vũ cho thấy đồng bào đang phấn khởi khi ngày hội được tổ chức”.

Bài và ảnh: THIỆN HIẾU

Download Android Download iOS
Gieo duyên lành, nảy mầm an lạc: Hành trình chiêm bái Xá lợi Phật của đại gia đình MaiLisa

Trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh của những ngày đầu tháng Tư Phật đản, đất trời Thành phố Hồ Chí Minh như linh thiêng hơn khi đón nhận một bảo vật vô giá: Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật quốc gia của Ấn Độ lần đầu tiên, ánh hào quang từ bi và trí tuệ của bậc Giác Ngộ đã hiện diện nơi đây, đánh dấu một trang sử thiêng liêng trong d

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online