Đà Nẵng: TT. Thích Giác Dũng chia sẻ chủ đề “Phẩm chất của người giáo thọ TCPH”

Nghe đọc bài:

PSO - Tối ngày 15/04/2024 đáp lại lời mời của BTC, TT. Thích Giác Dũng - Thư ký HĐCM, Ủy viên HĐTS, Phó Viện Trưởng, Trợ lý Đại lão Hòa thượng Viện trưởng HVPGVN TP. HCM đã quang lâm về hội trường chính, nơi diễn ra khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Ban giáo dục Phật giáo TW tổ chức, để chia sẻ chủ đề “Phẩm chất của người giáo thọ Trung cấp Phật học” đến chư Tôn đức học viên tham dự.

Mở đầu buổi chia sẻ, Thượng tọa giảng sư cho biết, trong giáo dục Phật giáo nhất là giáo dục trung cấp Phật học, phẩm chất của vị Giáo thọ hết sức quan trọng. Vì ở cấp bậc này, lý tưởng, hướng đi tương lai của Tăng Ni sinh được định hình nhờ vào sự giáo dục của vị Giáo thọ. Không những chỉ có kiến thức mà chính giới đức và oai nghi của vị Giáo thọ hình thành nên một nhân cách tốt đẹp của Tăng Ni sinh sau này.

Thượng tọa định nghĩa từ “A-xà-lê”, được dịch là giáo thọ, quỹ phạm sư, có nghĩa là vị thầy mô phạm, gương mẫu. Khi giáo đoàn được thành lập, sau khi hình thành chức danh Hòa thượng, đức Phật hình thành chức danh Giáo thọ và quy định phẩm chất của Giáo thọ. Vị Giáo thọ phải có 10 tuổi Hạ và dĩ nhiên là phải có trí tuệ. Cho dù đủ 10 tuổi Hạ nhưng không có trí tuệ thì không thể làm Giáo thọ.

Bởi lẽ phải đủ 10 tuổi hạ, vị Giáo thọ mới huân tu những kiến thức cần thiết về Tam tạng Thánh điển: Kinh, Luật, Luận. Chương đầu tiên của 24 chương oai nghi quy định: Năm Hạ về trước chuyên học về Luật. 5 Hạ về sau mới học tập Kinh, Luận và tham Thiền.

 

Vị Giáo thọ phải giữ giới luật thanh tịnh như ngọc lưu ly. Tăng Ni sinh học tập theo lời dạy của vị Giáo thọ, đồng thời sống gần gũi và noi theo gương sáng của vị Giáo thọ để tu hành cho nên vị Giáo thọ luôn giữ giới luật thanh tịnh, làm tấm gương đạo hạnh cho Tăng Ni sinh mà chư Tổ gọi là thân giáo.

Giới luật là nền tảng đưa đến Thiền định và Trí tuệ. Từ trí tuệ, hành giả đốt cháy vô minh, vượt qua ba cõi. Giới luật giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc tu nhân học Phật. Cho nên trước khi nhập Vô dư Niết bàn, Đức Thế Tôn dạy: " Hãy tôn trọng, trân kính giới luật. Hãy lấy giới luật làm Thầy. Như Lai tại thế cũng lấy giới luật làm thầy".

Trong 250 giới của Tỳ kheo, 100 pháp Chúng học là oai nghi. Oai nghi cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người.

 

Oai nghi làm cho vị giáo thọ được trân trọng, được kính ngưỡng hơn. Khi xưa, Ngài Xá Lợi Phất đã là đạo sư nổi tiếng đương thời nhưng khi thấy vị Tỳ kheo trẻ tên là Mã Thắng đi khất thực với oai nghi khả kính, liên khởi tâm bồ đề quy ngưỡng.

Vị giáo thọ phải am hiểu giới luật của hai bộ mới có thể giảng dạy một cách chính xác những lời dạy của Đức Phật. Thí dụ: Trong Bát kính pháp, Đức Phật dạy: Tỳ kheo ni không được chửi mắng Tỳ kheo. Điều đó không có nghĩa Tỳ kheo có quyền chửi mắng Tỳ kheo ni. Trong Luật có quy định hình phạt khá nặng đối với Tỳ kheo chửi mắng Tỳ kheo ni: Chúng Tỳ kheo ni tác pháp bạch nhị yết ma không kính lễ vị Tỳ kheo đó nữa.

 

Người giáo thọ phải am tường giới Thanh văn và Bồ tát. Giới Thanh văn do đức Phật dạy trong suốt 49 năm để hoàn thành nhân cách một vị xuất gia trên con đường tìm cầu lý tưởng giải thoát. Giới Bồ tát của Đại thừa được hình thành để điều chỉnh một số giới điều bất cập của giới Thanh văn, đồng thời nêu cao hình ảnh lý tưởng của một vị Bồ tát đời thường và đưa Phật giáo vào thế gian: Hy sinh hạnh phúc bản thân mình vì hạnh phúc của chúng sinh.

Vị giáo thọ luôn ghi nhớ câu: "Học nhi bất yếm, hồi nhi bất quyện" (Luôn trau dồi học tập và khi giáo dưỡng người thì không biết mệt mỏi). Cuộc sống luôn thay đổi, nhất là trong thời đại công nghệ hiện nay, vị giáo thọ luôn luôn phải cập nhật, làm mới tư duy và khi truyền trao Phật học cho thế hệ sau phải tận tụy hết lòng. Tăng Ni sinh trung cấp luôn luôn được hướng dẫn tận tình và phương pháp học thuộc lòng là quan trọng nhất. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi vị giáo thọ phải thường xuyên ra bài, khảo bài, chấm bài. Nói chung phải đầu tư nhiều thời gian cho thế hệ sau hơn.

Mô hình giáo dục trung cấp Phật học nói riêng, giáo dục Phật giáo nói chung đòi hỏi vị giáo thọ không những chỉ có kiến thức thế gian mà phải có nội hàm Phật học, điều quan trọng hơn là phải thể hiện giới luật, oai nghi ngay trong tự thân mình để làm bài học quý giá cho thế hệ sau noi theo. Có làm được như thế, chúng ta mới mong đền đáp được công ơn giáo dưỡng của Thầy Tổ trong muôn một.

Cuối lời Thượng tọa giảng sư chúc tất cả chư Tôn đức Giáo thọ TCPH luôn dồi dào sức khỏe để lèo lái con thuyền tri thức của mình. Bài giảng của Thượng tọa Thích Giác Dũng đã khép lại ngày học đầu tiên trong niềm đại hoan hỷ của chư Tôn đức tham dự.

kết thúc buổi giảng, Thượng tọa Thích Viên Trí - Phó ban Chánh Thư ký ban GDPG TƯ đã có lời cảm tạ đến Thượng tọa giảng sư và trao bó hoa cũng như quà lưu niệm để thay lời cảm ơn từ ban tổ chức.

Thực hiện: Tường Huy – Được Huỳnh 

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Văn hóa Trung ương Sơ kết công tác Phật sự quý I và triển khai các Phật sự quý II - 2024

PSO - Sáng ngày 26/04/2024, tại Văn phòng thường trú Ban Văn hóa Trung ương phía Nam (chùa Pháp Hoa, quận 3, TP.HCM) đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác Phật sự quý I và triển khai phương hướng hoạt động cho quý II/2024.

Campuchia: Đoàn hành đạo hành hương Phật giáo Khất sĩ Việt Nam thăm và trao quà từ thiện tại Biển hồ Tonle Sap

PSO - Ngày 29/4/2024, Đoàn hành đạo hành hương Phật giáo Khất sĩ Việt Nam do TT. Giác Hoàng - Uỷ viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Ban Văn hoá TƯ GHPGVN, Chánh Thư ký Hệ phái Khất sĩ, Trưởng ban Tổ chức chuyến hành đạo hành hương từ thiện cùng với hơn 30 Phật tử tháp tùng, đã đến thăm và tặng quà cho bà con đồng bào Việt Nam có hoàn cảnh khó khă

Hải Phòng: Chương trình Vườn Ươm tặng 768 đầu sách tại chùa Linh Quang

PSO - Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc đọc sách.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

Điện thoại: 0982760624 (TT. Thích Minh Nhẫn)

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online