30/06/2025 14:25

Chùa Vồm và pho tượng Phật “độc nhất vô nhị”

Chùa Vồm ở phường Thiệu Khánh (Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là ngôi chùa cổ, hậu cung dựa hẳn vào vách núi đá và được chạm khắc trực tiếp pho tượng Phật cao 6m “độc nhất vô nhị”.

Theo sử sách, chùa Vồm có từ thời Lê, tọa lạc dưới chân núi Vồm (tức núi của làng Vồm mà sử sách cũ chép là núi Bàn A).

Tiền đường gồm 5 gian, 2 trái

Ngôi chùa nằm bên bờ sông Mã thơ mộng, vừa là công trình kiến trúc có giá trị được xây dựng khoảng đầu thời Lê. Trải qua bao nhiêu năm tháng thời gian và biến động lịch sử, ngôi chùa cổ không còn nguyên vẹn. Nhưng về quy mô, kiến trúc của thời Lê - Nguyễn vẫn còn lại cho đến nay là một công trình nghệ thuật hết sức giá trị về nhiều phương diện.

Từ bên ngoài đi vào là hệ thống tường và cổng Tam Quan. Hiện chùa vẫn còn đủ tiền đường, trung đường và hậu cung. Đây là dạng kiến trúc theo kiểu “tiền nhất, hậu đinh”.

Tiền đường của chùa là nhà gỗ mái cong 7 gian (gồm 5 gian, 2 trái). Trung đường là trên địa hình sườn núi, được chia làm 3 gian.

Pho tượng Phật được tạc trực tiếp vào vách đá cao 6m.

Đặc biệt, hậu cung của chùa dựa hẳn vào vách núi đá. Vách đá được đục chạm trực tiếp pho tượng Phật theo dạng phù điêu nổi, có kích thước lớn (rộng 3,1m, cao 6m).

Đây là pho tượng Phật được tạc trực tiếp vào vách đá có kích thước lớn nhất từ trước đến nay ở Thanh Hóa và cả Việt Nam. Bức tượng Phật cũng là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá nổi tiếng và vô cùng giá trị của chùa Vồm.

Vì chùa được xây dựng trên địa hình chân - sườn và vách núi nên từ xa nhìn lại, ai cũng có cảm giác như chùa nằm lọt trong lòng vách núi.

Một bức tượng Phật trên vách núi.

Theo Đại đức Thích Trúc Thạnh Pháp, Phó trụ trì chùa Vồm, hiện tòa tháp 9 tầng được xây dựng từ thời Lê không còn nữa, song ở phía sau bên trái chùa vẫn còn tấm bia của vua Lê Hiển Tông và thơ đề của một số danh sĩ khác khắc trên vách đá.

Bên trái chùa còn hai tháp đá (xá lỵ) có 4 mái, đỉnh đội hoa sen. Bệ chân tháp như tòa sen và xây giật cấp cả 4 mặt. Ngoài ra, còn có một tháp đang nằm ở khu vực nhà dân.

Khuôn viên của chùa còn nhiều khu thờ cổ.
Tháp đá (xá lỵ) có 4 mái, đỉnh đội hoa sen.

Cách bài trí trong chùa: Hậu cung là tượng Phật đá cao 6m ở vách đá ở trong cùng, rồi đến các pho tượng Phật khác. Hai bên tả, hữu nhà trung đường còn bài trí các tượng thần linh, thổ địa với tổng số còn lại là 13 pho tượng cổ.

Chùa Vồm cùng với núi Bàn A được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2011.

Theo VietNamNet

Download Android Download iOS
Danh sách lãnh đạo chủ chốt Ban Trị sự GHPGVN 08 tỉnh, thành phía Bắc mới sau sáp nhập

PSO - Sáng nay 1/7, Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc sau sáp nhập đã diễn ra tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Lâm Đồng: Lễ tưởng niệm và cung tống kim quan Ni trưởng Thích Nữ Như Tâm (1940-2025)

Sáng nay, ngày 04/7/2025 (10 tháng 6 Ất Tỵ) Ban Tổ chức và môn đồ Pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm và cử hành lễ cung tống kim quan Ni trưởng Ni trưởng Thích Nữ Như Tâm trà tỳ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online