TP.HCM: Chùa Pháp Tạng trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2568 và các hoạt động chào mừng Khánh Đản đức Bổn Sư

Tiết trời đang chuyển mình vào Hạ đón những cơn mưa đầu mùa tưới tẩm cho những đóa hoa sen trong đầm thêm khoe sắc thoảng mùi bay xa. Cả đất trời như đang hòa cùng niềm vui của vũ trụ hân hoan đón mừng ngày kỷ niệm một bậc đại Bồ tát nhất sanh bổ xứ thị hiện nơi trần thế cách đây 2.648 năm – Bồ Tát Sỹ Đạt Ta. Đó là năm 624 trước Tây lịch, Ngài đã Đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni (nay thuộc đất nước Nepal), sự xuất hiện của Ngài đã để lại một dấu ấn hùng tráng cho cả tam thiên đại thiên thế giới. Vì đây là kiếp của cuối của Ngài sau vô lượng kiếp huân tập đủ Thập Hạnh Ba la mật để chứng đạt đến quả vị Toàn Giác. Nhờ đó mà ánh quang minh của Pháp Phật chiếu rọi khắp trần gian, giúp biết bao chúng sanh nương theo Tam Bảo mà liễu thoát sanh tử.

Tri ân và tưởng niệm về sự kiện đặc biệt này, chùa Pháp Tạng (C3/8 Lê Đình Chi, ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) đã trang nghiêm tổ chức chuỗi hoạt động Tri ân Đức Phật với những hoạt động: Phóng sanh, thuyết giảng, nghi thức Mộc Dục (lễ Tắm Phật), lễ cúng Cửu Huyền Thất Tổ và cúng dường Trai Tăng, hộ trì vật phẩm đến chư Tăng Ni bắt đầu kỳ Hạ mới và trao tặng 355 suất quà yêu thương đến bà con khiếm thị và khó khăn trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Sau bữa ăn ấm áp nơi cửa thiền, được sự hướng dẫn của chư Tôn Thiền Đức, quý Phật tử huân tập ra con kênh xanh nơi chốn vườn thiền thực hiện nghi thức phóng sanh, trả những chim muông và các loài thủy tộc về chốn an vui.

Được cử hành bởi sự chứng minh của Đại đức Thích Trí Huệ -  Ủy viên Thường trực Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Trụ trì chùa Pháp Tạng cùng chư Tôn đức bổn tự và đông đảo quý Phật tử gần xa.

Tiếp đến, cả hội chúng huân tập tại giảng đường Hiển Pháp lắng tâm thanh tịnh qua thời pháp thoại ý nghĩa với chủ đề buổi thuyết giảng: “Hiểu và tôn kính Phật phước báu ngàn năm” của Đại đức Thích Trí Huệ thuyết giảng.

Đại đức Thích Trí Huệ thuyết giảng “Hiểu và tôn kính Phật phước báu ngàn năm”

Bất kỳ ai phát tâm tu theo Đạo Giác ngộ, điều đầu tiên chúng ta cần phải học và hiểu về cuộc đời của đức Phật: lịch sử cuộc đời Ngài và phương thức chứng đạo, hành đạo của đức Bổn Sư.

Nhờ thấu hiểu lý do Ngài tu tập mà chúng ta sống theo lời đức Phật dạy, thừa hưởng lòng bi mẫn của Ngài mà chúng ta sẻ chia yêu thương đến những hoàn cảnh còn bất hạnh trên thế gian.

Đức Phật quá đỗi cao siêu, mà trí phàm phu khó mà thấu suốt nổi. Ngài đã trải qua vô lượng kiếp, Ngài đã từng gặp những vị Phật trước đó. Nhưng với lòng đại bi, Ngài bỏ qua cơ hội Giải thoát cho riêng mình và tiếp tục xả thân gieo duyên lành với muôn vạn loài chúng sanh để kiếp cuối trở thành một vị Phật toàn mỹ về Bi-Trí-Dũng: Không ai mà Ngài không thương, không điều gì mà Ngài không biết, không hạnh lành nào mà Ngài không có. Làm người đệ tử Phật, chúng ta hãy noi theo chí nguyện cao thượng mà Ngài đã chỉ dạy cho hàng hậu học. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tâm nguyện, sự hiểu đạo, hoàn cảnh của mỗi người… mà mỗi người có con đường phụng sự và tu tập khác nhau. Nhưng tất thảy đều chung quy về 2 điều:

  • Thực hành theo lời Phật dạy, trở thành một người tu hành chân chính. 

  • Sống có ý nghĩa, thắp lên niềm tin, lòng trắc ẩn, yêu thương và làm lợi ích cho mọi người, mọi loài.

Lòng tôn kính Phật vô biên sẽ là nguồn phước đức vô lượng cho chúng ta nương nhờ và tu tập. Đó là nền tảng căn bản của đời tu và giúp chúng ta vượt thoát những chông gai thử thách trong đời ngũ trược.

Giờ đây, trong không khí trang nghiêm này, cả hội chúng càng thêm kính tin Phật, quý kính Tam Bảo hơn bao giờ hết. Nguyện dòng nước tinh khiết của nghi thức Mộc Dục (Tắm Phật) đang được từng người rưới tắm lên tôn tượng đức Phật sơ sinh sẽ là dòng nước cam lồ gội nhuần thân tâm chúng con, nguyện cho hết thảy chúng sanh được gieo duyên lành với nhà Phật, thân tâm thường thuần tịnh, sạch trong.

Lễ kỷ niệm ngày Khánh đản đức Thế Tôn, cũng là ngày chư Tăng bắt đầu kỳ An cư Kiết Hạ. Đây cũng là cơ hội cho hàng Phật tử tại gia phát tâm gieo trồng hạt giống thiện lành vào ruộng phước tại thế gian thông qua việc cúng dường, ngoại hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho chư Tôn Đức hành giả an cư kiết hạ tu học.

Quý Phật tử gần xa đã tụ hội về bổn tự, sắm sanh những phẩm vật cúng dường lên chư Tôn Đức, nguyện cầu một mùa Hạ nhiều thắng duyên, mạng mạch Phật Pháp trường tồn tại thế gian, công cuộc hoằng hóa độ sanh ngày một hưng thịnh, đem lại lợi lạc cho quần sanh.

Đồng thời, dịp này đông đảo thiện nam tín nữ gần xa đã phát tâm trở thành người con Phật.

Tiếp nối chuỗi hoạt động, chương trình văn nghệ cúng dường ngày Khánh đản đức Bổn Sư cùng những lời ca tiếng hát khích lệ tinh thần dành tặng đến bà con khiếm thị và khó khăn đã được diễn ra trong không khí hân hoan, trang trọng tại giảng đường.

Thấu hiểu sự khó khăn của bà con lao động và sự thiếu thốn của bà con khiếm thị, Chùa Pháp Tạng đã thực hiện chương trình trao tặng những suất quà yêu thương đến 370 hộ bà con khó khăn khu vực xã Lê Minh Xuân và Hội Người Mù tại các quận huyện trong thành phố Hồ Chí Minh: quận Gò Vấp, quận 4, quận 6 và hội người khiếm thị ở các khu vực lân cận.

Buổi lễ có sự hiện diện của Đại đức Thích Trí Huệ, Đại đức Thích Đồng Tu, chư Tôn Đức Tăng Ni chùa Pháp Tạng, bà con khiếm thị và bà con nghèo trên địa bàn xã Lê Minh Xuân đồng tham dự. 

Về phía chính quyền địa phương có bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh – Chủ tịch Ủy ban MTTQVN và bà Phùng Kim Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã Lê Minh Xuân.

Thầy Thích Trí Huệ gửi đến bà con những lời động viên chân tình giúp bà con vui sống và tinh tấn tu tập để vượt lên nghịch cảnh cuộc đời. 

Mỗi phần quà gửi trao đến bà con là 10 kg gạo, 01 thùng mỳ, dầu ăn, nước tương, bột nêm, đường, bánh kẹo, sữa, khẩu trang... và bao thư tổng trị giá hơn 600 ngàn đồng được gửi trao tận tay bà con khó khăn. Tổng kinh phí 222 triệu đồng.

Hy vọng mỗi suất quà là nguồn động viên cho bà con luôn tích cực và yêu đời.

Những hoạt động của mừng ngày Khánh Đản đức Thế Tôn đã khép lại trong không khí vui tươi, ấm tình đạo vị, hướng chúng ta luôn nhớ và sống trong tinh thần Tứ trọng ân và hướng thượng, nhắc nhớ chúng ta về những ân tình thiêng liêng trong đời, và nghĩa vụ của người con Phật cần phải sống sao cho trọn vẹn, đền đáp lại những nghĩa ân trong đời.

Sau đây là những hình ảnh được ghi nhận:

Tin & Ảnh: Ban TT-TT Chùa Pháp Tạng

Download Android Download iOS
Gieo duyên lành, nảy mầm an lạc: Hành trình chiêm bái Xá lợi Phật của đại gia đình MaiLisa

Trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh của những ngày đầu tháng Tư Phật đản, đất trời Thành phố Hồ Chí Minh như linh thiêng hơn khi đón nhận một bảo vật vô giá: Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật quốc gia của Ấn Độ lần đầu tiên, ánh hào quang từ bi và trí tuệ của bậc Giác Ngộ đã hiện diện nơi đây, đánh dấu một trang sử thiêng liêng trong d

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online