15/07/2025 10:39

Chùa Non Nước, ngôi cổ tự giữa núi rừng thiêng Sóc Sơn

Tọa lạc giữa núi rừng hùng vĩ ngoại thành Hà Nội, Chùa Non Nước là một công trình tâm linh cổ kính, mang đậm dấu ấn lịch sử và kiến trúc truyền thống. Không chỉ nổi bật bởi vẻ đẹp trầm mặc, cổ xưa, ngôi chùa còn là điểm đến văn hóa - tâm linh nổi tiếng, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng - một trong Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây Bắc, Chùa Non Nước thuộc xã Sóc Sơn, quận Sóc Sơn. Nằm trong quần thể Di tích Đền Sóc linh thiêng, chùa ở độ cao khoảng 110m so với mực nước biển, tọa lạc giữa dãy núi hình vòng cung, trông tựa như dáng một người ngồi trên ngai, mặt hướng về phía hồ nước trong xanh bên dưới - một vị thế địa linh theo đúng tinh thần phong thủy phương Đông: Long chầu Hổ phục.

Chùa Non Nước tọa lạc trong quần thể khu di tích Đền Sóc ở xã Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Kiến trúc độc đáo - đậm dấu ấn truyền thống

Chùa Non Nước gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, uy nghiêm. Công trình chính điện có diện tích 260 m², cao 14m, được xây dựng bằng những vật liệu truyền thống quý hiếm như 600 m³ gỗ lim, 300 m³ đá xanh và 30 tấn đồng dùng để đúc tượng. Mái chùa được lợp kiểu “mũ hài”, đỉnh mái uốn cong duyên dáng với các đầu đao trang trí hình rồng, biểu tượng cho quyền uy và sự trường tồn.

Điểm nhấn nổi bật nhất chính là hệ thống 80 cột lim trong chính điện - được xác lập là số lượng cột lim nhiều nhất trong một ngôi chùa ở Việt Nam. Mỗi cột có chiều dài khoảng 13m, đường kính hơn 35cm, tạo nên sự vững chãi, uy nghiêm và trang trọng cho không gian thờ tự.

Lối lên khu vực chánh điện

Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng nguyên khối lớn nhất Việt Nam, nặng khoảng 30 tấn, cao 6,5m, đặt trang nghiêm ở vị trí trung tâm chính điện. Tượng không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của điêu khắc Phật giáo đương đại.

Chùa Non Nước Sóc Sơn - Cổ tự đẹp tựa tranh vẽ giữa núi rừng thiêng

Nơi lưu dấu lịch sử và hành trạng danh Tăng

Chùa Non Nước không chỉ là một trung tâm tín ngưỡng quan trọng mà còn gắn bó sâu sắc với lịch sử Phật giáo nước nhà. Theo các tư liệu cổ như Thiền Uyển Tập Anh và Đại Việt sử ký toàn thư, vị trụ trì đầu tiên của chùa là Thiền sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011), hậu duệ của Ngô Quyền - người được vua Đinh Tiên Hoàng sắc phong là Khuông Việt Quốc sư, vị quốc sư đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Ngài là bậc cao tăng đạo hạnh, có công lớn trong việc phò trợ các vương triều Đinh, Tiền Lê và nhà Lý. Cùng với Thiền sư Vạn Hạnh, Khuông Việt Quốc sư đã góp phần khai đạo, mở đường cho Lý Công Uẩn đăng cơ hoàng đế, lập nên vương triều Lý với tư tưởng trị quốc gắn liền đạo pháp và quốc pháp. Với vai trò và công lao đặc biệt đó, ngài được tôn xưng là “Tam triều Quốc sư” - một danh hiệu hiếm có trong lịch sử Phật giáo Việt.

Chùa Non Nước sở hữu kiến trúc độc đáo, giàu bản sắc, hội tụ tinh hoa chùa Việt truyền thống với dấu ấn tâm linh ngàn đời

Không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc và giá trị lịch sử, Chùa Non Nước còn là một không gian thanh tịnh, yên bình, nơi du khách có thể tìm đến để tĩnh tâm, vãn cảnh và hòa mình vào thiên nhiên núi rừng trong lành. Quần thể chùa nằm giữa thung lũng rộng lớn, xung quanh là rừng cây xanh mát, hồ nước trong xanh, không gian khoáng đạt, yên ả.

Chị Nguyễn Thùy Linh - một du khách đến từ Hải Dương chia sẻ: “Chùa Non Nước phong cảnh rất đẹp, chúng tôi được tận hưởng không khí trong lành, yên tĩnh và thanh tịnh. Ở đây còn có nhiều cây xanh, có núi, có hồ nước - đến chùa bao mệt mỏi tan biến hết”.

Ngoài chính điện, du khách khi tới đây còn có thể tham quan nhiều công trình nằm trong quần thể di tích như: Đền Trình (còn gọi là Đền Hạ) nơi thờ quan thần linh núi Sóc. Đền Mẫu nơi thờ thân mẫu của Thánh Gióng. Đền Thượng đền thờ chính, nơi tưởng niệm và phụng thờ Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng. Tượng đài Thánh Gióng, công trình văn hóa - biểu tượng tinh thần bất khuất của dân tộc. Học viện Phật giáo Việt Nam, cơ sở đào tạo Tăng Ni, kết nối chặt chẽ giữa truyền thống tu học và thời đại hiện đại.

Kết tinh văn hóa - tâm linh dân tộc

Chùa Non Nước không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử thiêng liêng, mà còn là biểu tượng cho sự gắn kết giữa đạo và đời, giữa lòng dân và hồn núi. Kiến trúc hài hòa, thiên nhiên tươi đẹp và bề dày văn hóa – tâm linh lâu đời đã làm nên một di sản đáng tự hào của Thủ đô Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại, những ngôi chùa như Chùa Non Nước càng trở nên cần thiết – là điểm tựa tâm linh cho đời sống tinh thần, là nơi gìn giữ bản sắc, cội nguồn và truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc.

Theo Tạp chí Văn hóa và Phát triển.

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Không khí nhộn nhịp trên đất trại – Ban Tổ chức gấp rút hoàn thiện từng hạng mục trước giờ G

PSO - Không khí trên đất trại tại chùa Quốc Ân Khải Tường (xã Long Phước, tỉnh Đồng Nai) những ngày này đang trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn bao giờ hết, khi chư Tăng Ni cùng hàng trăm Phật tử, tình nguyện viên đã có mặt từ sớm để hoàn thiện những hạng mục cuối cùng, chuẩn bị cho Hội trại Tuổi trẻ & Phật giáo lần thứ 15 với chủ đề đầy ý nghĩa: “T

TP.HCM: Lễ Húy nhật lần thứ 2 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thọ, khai sơn chùa Giác Hạnh

PSO - Sáng 20/7 (tức ngày 26/6 năm Ất Tỵ), tại chùa Giác Hạnh (phường Phước Thắng, TP.HCM), Thượng tọa Thích Đồng Sỹ, trụ trì chùa Giác Hạnh đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhựt lần thứ 2 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thọ, khai sơn chùa Giác Hạnh và hiệp kỵ chư vị Hòa thượng ân sư – cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Đồng Huy và cố Trư

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

Đồng Nai: Chạy đua với thời gian – BTC Hội trại Tuổi trẻ & Phật giáo lần thứ 15 tăng tốc hoàn thiện công tác chuẩn bị

PSO – Chỉ còn chưa đầy 24 giờ nữa, Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần thứ 15 sẽ chính thức khai mạc tại chùa Quốc Ân Khải Tường. Những ngày vừa qua, không khí nơi đây càng lúc càng trở nên rộn ràng, hối hả. Mỗi khoảnh khắc trôi qua đều được Ban tổ chức tận dụng tối đa để hoàn thiện những công đoạn cuối cùng, sẵn sàng đón tiếp hàng ngàn trại sinh từ kh

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online