Bình Định: Thượng tọa Giác Hoàng nói về tầm quan trọng của việc sống chung tu học

PSO - Mở đầu cho khóa "Sống chung tu học" lần thứ 20 của Ni giới Giáo đoàn III Hệ phái Khất sĩ, chiều 17/2/2025 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), TT. Thích Giác Hoàng - Ủy viên HĐTS, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Trưởng ban Văn hóa TƯGH, Chánh Thư ký Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni Giáo đoàn III đã có buổi chia sẻ đến chư hành giả Ni về tầm quan trọng của việc sống chung tu học và nhận biết rõ ràng về hiện tại.

Sống chung tu học - con đường giác ngộ

Tại buổi chia sẻ, TT.Thích Giác Hoàng nêu rõ phương châm “sống chung tu học” với 3 điểm: “sống chung”, “học chung” và “tu chung”, không chỉ là nguyên tắc mà còn là con đường dẫn tới giác ngộ, con đường giúp hành giả tu tập nhận biết rõ cái đang diễn ra trong hiện tại. Thượng tọa khẳng định, đạo không xa xôi, đạo là ngay trong cuộc sống chung để cùng nhau học hỏi, tinh tấn.

Theo đó, trong hành trình tu học, tuệ tri đóng vai trò vô cùng quan trọng để nhận biết rõ về thân, thọ, tâm, pháp. Từ dây, hành giả hình thành sự hiểu biết và nhận thức bản thân là ai, đang đi trên con đường nào, đó chính là nền tảng của việc tu tập.

Thượng tọa khẳng định: “Khóa tu chính là cơ hội để thanh lọc thân tâm, giảm bớt phiền não và hướng đến an lạc. Sống trong tinh thần hòa ái, biết ơn và hiểu biết là con đường để tu tập. Trong đó, sự cung kính và tự xét lại bản thân, đồng thời tôn vinh những bậc Thầy đi trước, học hỏi đạo hạnh của chư vị tiền nhân, chính là trách nhiệm của người tu”.

Kỷ luật trong tu học - nghệ thuật dẫn dắt

Thượng tọa chỉ rõ, trong bước đường tu tập, việc lắng nghe pháp cần phải nghiêm trang, tránh sao nhãng. Người thầy giỏi là người dẫn dắt, chỉ bảo, giúp đệ tử nhận thức và sám hối. Đối với hành giả, việc sám hối không chỉ giúp thanh tỉnh tâm hồn mà còn là phương pháp giải trừ những điều chướng ngại trong tâm.

Ngoài việc tu dưỡng bản thân, người tu học còn phải học kỹ năng sống, nghệ thuật giảng pháp, quản chúng. Việc đào tạo không chỉ nhằm hướng đến Ni giới, mà còn là sự rèn luyện những bậc Thầy hiền lãnh đạo Phật giáo trong tương lai.

Như lý tác ý

Thượng tọa cũng đặc biệt nhấn mạnh, trong quá trình tu tập, “như lý tác ý” là phương pháp quan trọng giúp hành giả đạt đến giải thoát. Theo đó, nghe pháp phải có sự chú ý, lắng nghe và thấu hiểu.

“Muốn phát sinh trí tuệ, ta phải biết tư duy sâu sắc, đối chiếu và đặt vấn đề. Trong 7 ngày của khóa tu, hành giả cần theo sự hướng dẫn của chư tôn đức Giáo thọ sư, cùng nhau sách tấn, mở mang sự hiểu biết, truyền bá thiện pháp, xác định rõ ta là ai và lộ trình tu tập của bản thân như thế nào. Hi vọng mỗi người khi đến khóa tu sẽ nghe pháp, biết lắng nghe và hành trì” – Thượng tọa nói.

Bên cạnh đó, việc sống trong niệm biết ơn là đặc tính quan trọng của người tu. Thượng tọa nhận định, người tu phải sống trong niệm biết ơn, nhớ ân Đức Phật, chư Tổ, và các bậc Thầy dẫn dắt. Có hai hạng người quý giá trên đời: Đức Như Lai và người biết ơn. Ba hạng người quý báu là Đức Như Lai, người tuyên dương Pháp và Luật, người biết ơn sâu sắc.

Khép lại buổi đầu tiên của khóa “Sống chung tu học” lần thứ 20, TT.Thích Giác Hoàng sách tấn: “Khóa tu không chỉ là một sự kiện tu học, mà là cơ hội để mỗi hành giả tham dự dành thời gian chiêm nghiệm, thấu hiểu bản thân, giảm thiểu phiền não và hướng đến đạo, quả, Niết-bàn. Chúng ta hãy tinh tấn, học hỏi và thực hành chánh pháp một cách chân chính để bản thân và tha nhân được lợi lạc”.

Ban Truyền thông Hệ phái Khất sĩ

Download Android Download iOS
Gieo duyên lành, nảy mầm an lạc: Hành trình chiêm bái Xá lợi Phật của đại gia đình MaiLisa

Trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh của những ngày đầu tháng Tư Phật đản, đất trời Thành phố Hồ Chí Minh như linh thiêng hơn khi đón nhận một bảo vật vô giá: Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật quốc gia của Ấn Độ lần đầu tiên, ánh hào quang từ bi và trí tuệ của bậc Giác Ngộ đã hiện diện nơi đây, đánh dấu một trang sử thiêng liêng trong d

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online