Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Châu Á: Giá trị Phật giáo - Sợi dây gắn kết các quốc gia Châu Á

Nghe đọc bài:

PSO - Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Châu Á lần thứ nhất, do Bộ Văn hóa và Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) tổ chức, với chủ đề “Vai trò của Giáo pháp Đức Phật trong việc củng cố Châu Á”, được các diễn giả nhiệt tình tham luận đã chính thức bế mạc.

Lãnh đạo Phật giáo các quốc gia chụp hình lưu niệm cùng Tổng thống Ấn Độ

Văn hóa, truyền thống và giá trị Châu Á đã vượt qua những biến động lịch sử, vẫn đứng vững nhờ giá trị cốt lõi của giáo lý Đức Phật. Đây là quan điểm chung được nhấn mạnh trong ngày thứ hai của Hội nghị, khi các diễn giả liên tục khẳng định rằng giáo lý của Đức Phật không chỉ là nền tảng triết lý mà còn là kim chỉ nam thực tiễn, giúp duy trì các quốc gia và văn hóa Châu Á trong những thời kỳ khủng hoảng.

Từ phải trên hình là Ngài Abhijit Halder; Kyabje Yongzin Ling Rinpoche;  HT. Thích Thiện Tâm; Shatse
 Khensur Rinpoche Jangchup Choeden; Ngài Waskaduwe Mahindawansa Mahanayake Thero; Khenpo Chimed

Hòa thượng Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gọi đây là sự kiện lịch sử, tái khẳng định cam kết của Ấn Độ đối với di sản Phật giáo đã tồn tại hàng thiên niên kỷ và tiếp tục định hình ngoại giao văn hóa cũng như sự hiểu biết tâm linh trên toàn Châu Á. HT. nhấn mạnh rằng Hội nghị đã chứng minh “giá trị bền vững của Giáo pháp Đức Phật trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu, đồng thời là cầu nối văn hóa, giúp thúc đẩy hòa bình, lòng từ bi và sự thấu hiểu vượt qua biên giới.”

Ngài Waskaduwe Mahindawansa Mahanayake Thero, lãnh đạo phái Amarapura Maha Nikaya của Sri Lanka, chia sẻ rằng việc các bậc thầy lớn từ nhiều truyền thống Phật giáo cùng tụ họp để bàn về bất bạo động và hòa bình trong bối cảnh thế giới đầy xung đột, thể hiện trách nhiệm lớn lao của cộng đồng Phật giáo. Ngài kêu gọi lan tỏa năng lượng từ bi để đạt được hòa bình chung.

Khenpo Chimed - Phó Chủ tịch Quỹ Phát triển Lumbini, Nepal, đề xuất thành lập một Học viện Phật giáo tại dãy Himalaya để truyền đạt tri thức và di sản lịch sử đến thế hệ trẻ.

Rinpoche Kyabje Yongzin Ling - Tu viện Drepung Loseling, Dharamshala, Ấn Độ, nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo tồn văn hóa và giá trị Tây Tạng, đồng thời phục hồi truyền thống Nalanda cổ đại của Ấn Độ. Ngài kêu gọi tăng cường kết nối tâm linh và hợp tác quốc tế.

Trong phần phát biểu bế mạc, Rinpoche Shatse Khensur Jangchup Choeden - Tổng Thư ký IBC, đã kêu gọi toàn thế giới thúc đẩy các giá trị Phật giáo, điều cần thiết cho hòa bình khu vực và toàn cầu.

Bản Tuyên bố Delhi, được ông Abhijit Halder - Tổng Giám đốc IBC, đọc tại lễ bế mạc, đã đề cập đến các lĩnh vực cần tập trung trong tương lai:

1) Củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia Châu Á dựa trên nguyên tắc Giáo pháp Đức Phật.

2) Phát triển văn học Phật giáo, đặc biệt là tiếng Pali, ngôn ngữ chứa đựng lời dạy gốc của Đức Phật.

3) Khuyến khích trưng bày thánh tích Phật giáo để tăng cường sự liên kết tâm linh.

4) Xây dựng xã hội dựa trên giá trị đạo đức, đặc biệt nhấn mạnh vai trò giới trẻ.

5) Quảng bá lịch sử và di sản nghệ thuật, kiến trúc Phật giáo.

6) Kết nối các quốc gia qua hành hương và di sản Phật giáo.

7) Nhận thức tầm quan trọng của khía cạnh khoa học và y học trong Giáo pháp Đức Phật.

8) Củng cố sự đoàn kết và tính hiện đại trong Giáo pháp Đức Phật.

Hội nghị tái khẳng định vai trò của Giáo pháp Đức Phật như một khung chuẩn mực hướng dẫn cho quản trị đạo đức, hành động từ bi và phát triển bền vững. Cam kết chung của các quốc gia Phật giáo và IBC sẽ bảo đảm rằng thông điệp lâu dài của Giáo pháp Đức Phật tiếp tục truyền cảm hứng và hỗ trợ hành trình của Châu Á hướng tới một tương lai hòa hợp và thịnh vượng.

Ban truyền thông IBC - Thái Hà

 

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

Long An: Chùa Vạn Linh tổ chức khóa tu hướng về Vesak thiêng liêng và chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước

PSO - Ngày 30/4/2025 (nhằm ngày 02/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Vạn Linh, xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, các bạn trẻ, quý Phật tử đã trang nghiêm vân tập về đạo tràng thanh tịnh để tham dự khóa tu một ngày, với chủ đề sâu sắc và đầy ý nghĩa “Tuổi trẻ chùa Vạn Linh hướng về Vesak thiêng liêng và chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thốn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online