Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức

PSO - Ngày 30/5/2021, Thượng tọa Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An đã ký Công văn số 42/BTST-PC của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An gửi đến Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. BBT xin giới thiệu nội dung công văn như sau:
Thượng tọa Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An

Kính gửi:

  • Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An nhận được Công văn số 115/HĐTS-VP1 ngày 14/5/2021 của Hội đồng Trị sự GHPGVN, về việc Bộ Tài chính xin ý kiến các Bộ, ngành TW và UBND các tỉnh, thành phố về dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho các di tích và hoạt động lễ hội; có đính kèm dự thảo Thông tư.

Sau khi nghiên cứu nội dung Thông tư cũng như xem xét thực tiễn hoạt động, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An có ý kiến như sau:

Về cơ bản, thống nhất việc ban hành Thông tư là cần thiết để thực hiện Điều 19, Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, qua đó đảm bảo sự công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích trong công tác tổ chức lễ hội, việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Kết cấu và bố cục của dự thảo Thông tư đã tiếp thu, chỉnh sửa tương đối phù hợp với các nội dung tổ chức lễ hội và quản lý di tích được quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP. 

Tuy nhiên, để đảm bảo tính nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về chính sách tôn giáo, cũng như thực hiện đồng bộ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước chấp thuận, đặc biệt là tính khả thi và sự ảnh hưởng của Thông tư tới hoạt động, cuộc sống của người dân. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, xin có một số ý kiến như sau:

- Cần nghiên cứu, xem xét thêm một số vấn đề để khi đưa vào quy định nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện (đặc biệt trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện):

Ví dụ:

+ Việc thẩm định giá cho hiện vật là kim loại quý, đá quý (tại khoản c Điều 5): trong trường hợp người dân đưa những tượng, đồ thờ, pháp khí (tượng cổ, tượng giải thiêng…) vào chùa thì việc định giá thường xuyên sẽ gặp nhiều khó khăn (cần phải có chuyên gia có chuyên môn, kinh phí tổ chức…) bởi việc định giá cho loại hình tài sản này không chỉ xét dưới góc độ kinh tế.

+ Về đối tượng: cần cụ thể hóa đối tượng di tích, lễ hội (tiêu chí, phân loại di tích, lễ hội truyền thống?). Bởi trên thực tế, có nhiều công trình thờ tự xây dựng mới nhưng trên nền di tích cũ, hoặc có nhiều công trình/cơ sở thờ tự xứng đáng là di tích nhưng chưa được công nhận/không được đề nghị công nhận di tích; có những lễ hội mới được phục hồi trên cơ sở lễ hội truyền thống v.v…

+ Việc giao quản lý di tích là cơ sở tôn giáo hiện nay còn nhiều bất cập trong phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với cá nhân/tổ chức quản lý hoạt động tại các cơ sở tôn giáo (đặc biệt là đối với những cơ sở tôn giáo là di tích), vì vậy việc xem xét, quy trách nhiệm còn gặp khó khăn v.v…

Để Thông tư mang tính khả thi và quản lý hiệu quả, đi vào cuộc sống, rất cần giải quyết căn nguyên các vấn đề cốt lõi về thực tiễn hoạt động, thực trạng phối hợp quản lý, xử lý, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và những vi phạm, chế tài xử lý vi phạm… Đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, nếu không được cân nhắc, nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ dẫn tới không khả thi trong việc áp dụng, quản lý mà còn tác động làm biến tướng những giá trị văn hóa truyền thống.

Vì vậy GHPGVN tỉnh Nghệ An đề nghị Hội Đồng Trị Sự GHPGVN cần có sự trao đổi, làm việc trực tiếp với Bộ Tài chính nhằm cùng nhau bàn bạc, thống nhất đảm bảo Thông tư được ban hành mang tính khả thi cao, quản lý hiệu quả, đi vào cuộc sống.

Trân trọng!

Download Android Download iOS
Chủ tịch nước Lương Cường: Từ bi và trí tuệ - nền tảng cho hòa bình và phát triển bền vững

PSO - Trong không khí thiêng liêng của Lễ khai mạc Đại lễ Vesak 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài phát biểu sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết, từ bi và trí tuệ - những giá trị cốt lõi của đạo Phật, đồng thời khẳng định vai trò tích cực của Việt Nam trong việc đóng góp vào hòa bình và phát triển bền vững toàn cầu.

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

TP. Cần Thơ: Chùa Giác Nguyên tổ chức khóa tu với chủ đề: “Tuổi trẻ hướng về Vesak 2025”

PSO – Nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Đại lễ Vesak – ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn, sáng ngày 4/5/2025 (nhằm 7/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Giác Nguyên (xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ), đã tổ chức khóa tu một ngày dành cho thanh thiếu niên vớ

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online