Các phường Nguyệt Hóa, Trà Vinh, xã Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (mới) là nơi hội tụ đậm nét văn hóa Khmer Nam Bộ, nổi bật với nhiều ngôi chùa mang kiến trúc truyền thống. Trong đó, sáu ngôi chùa dưới đây là những điểm đến nổi bật để du khách tìm hiểu đời sống tâm linh và nghệ thuật kiến trúc của người Khmer.
Hầu hết chùa Khmer tại đây đều có khuôn viên rộng, rợp bóng cây cổ thụ, tạo nên không gian yên bình, trong lành – lý tưởng để chiêm bái, thư giãn và tìm về sự tĩnh tại.
Chùa Chim (Wat Ktưng)
Tọa lạc tại phường Nguyệt Hóa, tỉnh Vĩnh Long (mới), chùa Chim là một trong những ngôi chùa Khmer có quy mô lớn tại khu vực. Ảnh: Nguyên PhongChùa mang đậm phong cách kiến trúc Khmer với mái ngói cong nhiều tầng, các chi tiết trang trí rồng Naga, hoa văn chạm trổ tỉ mỉ. Ảnh: Nguyên PhongKhông gian sân chùa rợp mát bóng cây, tạo cảm giác thanh tịnh. Dù có giá trị văn hóa lớn, nơi đây vẫn vắng bóng du khách. Ảnh: Nguyên Phong
Chùa Sâm Bua
Cũng nằm tại phường Nguyệt Hóa, tỉnh Vĩnh Long (mới), chùa Sâm Bua có không gian yên tĩnh, nổi bật với hàng tượng Phật uy nghiêm dọc theo lối vào. Ảnh: Nguyên PhongCác hạng mục kiến trúc trong chùa được bảo tồn tốt, phản ánh nét đặc trưng của Phật giáo Nam tông Khmer. Ảnh: Nguyên PhongKhông gian thanh tịnh tại chùa Sâm Bua. Ảnh: Nguyên Phong
Chùa Hang (Wat Kompông Chrây)
Thuộc xã Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (mới), chùa Hang gây ấn tượng bởi vị trí nằm giữa rừng cây xanh mát. Ảnh: Nguyên PhongPhía sau chùa có cổng phụ với hình dáng như một hang đá – nguồn gốc tên gọi dân gian "chùa Hang". Ảnh: Nguyên PhongTuy không phải là ngôi chùa có quy mô lớn nhất trong số hơn 140 ngôi chùa Khmer tại Trà Vinh, chùa Hang thu hút sự quan tâm nhờ kết hợp hài hòa giữa sinh thái tự nhiên và các hoạt động văn hóa. Ảnh: Nguyên Phong
Chùa Phướng (Khươne)
Nằm tại phường Nguyệt Hóa, trên trục đường Sơn Thông – Nguyễn Đáng, chùa Phướng là một trong những ngôi chùa Khmer có quy mô lớn tại thành phố Trà Vinh. Ảnh: Nguyên PhongKhuôn viên chùa rất rộng, rợp bóng cây xanh, không gian kiến trúc hài hòa với nhiều chi tiết chạm trổ công phu. Ảnh: Nguyên PhongTuy có giá trị kiến trúc và văn hóa đặc sắc, chùa Phướng vẫn chưa được nhiều du khách biết đến. Ảnh: Nguyên Phong
Chùa Âng (Wat Angkorajaborey)
Nằm cạnh ao Bà Om – danh thắng nổi tiếng trong khu vực – chùa Âng được xem là trung tâm sinh hoạt Phật giáo Khmer lớn tại địa phương. Ảnh: Nguyên PhongChùa nổi bật với chánh điện mái nhọn, sơn vàng đặc trưng, các hàng cột chạm khắc hoa văn công phu, mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống Khmer. Ảnh: Nguyên Phong
Chùa Ông Mẹt (Wat Bodhisalaraja)
Tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long (mới), chùa Ông Mẹt là một trong những ngôi chùa có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tôn giáo của cộng đồng Khmer. Ảnh: Nguyên PhongCổng chùa được trang trí bằng tượng rắn thần Naga, chánh điện được chống đỡ bằng nhiều cột gỗ quý. Chùa có một thư viện xây trên nhà sàn, lưu giữ nhiều kinh sách và tài liệu bằng chữ Khmer cổ. Ảnh: Nguyên Phong
PSO - Sáng nay 1/7, Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc sau sáp nhập đã diễn ra tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Sáng nay, ngày 04/7/2025 (10 tháng 6 Ất Tỵ) Ban Tổ chức và môn đồ Pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm và cử hành lễ cung tống kim quan Ni trưởng Ni trưởng Thích Nữ Như Tâm trà tỳ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận
PSO - Chiều ngày 4/7/2025 khoá tu mùa hè “Trái Tim Từ Bi” lần 1 tại chùa Sắc Tứ Long Sơn, xã Vạn Ninh đã chính thức khai mạc với hơn 300 khoá sinh tham dự.
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.